Rạn da ở tuổi dậy thì: Cách điều trị và phòng ngừa
Rạn da ở tuổi dậy thì dẫn đến sự thay đổi vẻ ngoài, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Để ngăn ngừa vấn đề này thì bạn nên hiểu rõ nguyên nhân hình thành những vết rạn da.
Nguyên nhân gây rạn da ở tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều tăng trưởng hoặc tăng cân nhanh chóng. Điều này dẫn đến quá trình kéo căng da, các sợi collagen và elastin mất tính đàn hồi và suy yếu khiến lớp da sâu hơn bị lộ ra, dẫn đến sự hình thành của các vết rạn da.
Rạn da xuất hiện ở các khu vực thường phát triển nhanh chóng như đùi, bụng, ngực,… Ban đầu các vết rạn da sẽ là những đường màu hồng đến tím rồi dần dần chuyển sang màu trắng, bạc.
Ngoài ra, thanh thiếu niên tuổi dậy thì thường lạm dụng các loại kem bôi da chứa cortisone, đây cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da.
Triệu chứng rạn da ở tuổi dậy thì
Các vết rạn da không giống nhau, chúng còn tùy thuộc vào thời gian xuất hiện, nguyên nhân, vị trí và loại da của bạn. Các triệu chứng phổ biến là:
- Các vệt hoặc vết lõm trên da
- Các vệt màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
- Những vệt sáng mờ dần thành màu nhạt hơn
- Các vệt trên bụng, ngực, hông, mông hoặc đùi
- Các vệt bao phủ một khu vực lớn trên cơ thể
Điều trị rạn da ở tuổi dậy thì
Mặc dù các vết rạn da không gây nguy hiểm sức khỏe nhưng nó lại dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Không có cách điều trị rạn da hoàn toàn, chỉ có thể làm mờ các vết rạn bằng một số phương pháp như:
- Retin-A là một loại kem bôi tại chỗ theo toa, nó có thể giúp làm mờ các vết rạn da mới hình thành vì vậy bạn nên sử dụng nó càng sớm càng tốt. Thuốc không có công dụng với những vết rạn đã mờ dần thành màu trắng hoặc bạc.
- Laser hoặc liệu pháp ánh sáng: biện pháp này có thể cải thiện các vết rạn da, giảm sự xuất hiện và tăng sản xuất collagen.
- Biện pháp siêu mài mòn: đây là một biện pháp không đau giúp làm giảm các vết rạn da lâu năm, đồng thời kích thích thắt chặt collagen và elastin.
- Biện pháp mài mòn: giúp kích thích sản xuất collagen và elastin để thúc đẩy tái dạo da, nhờ đó làm giảm các vết rạn.
- Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): giúp phục hồi làn da bị rạn và tăng sản xuất collagen.
- Phẫu thuật thẩm mỹ: phẫu thuật căng da bụng, đùi hoặc các thủ tục tương tự được thực hiện bằng cách loại bỏ da thừa và thắt chặt da, mô còn lại. Các thủ tục này không được thiết kế để loại bỏ rạn da mà các vết rạn da mất đi khi loại bỏ phần da thừa khỏi cơ thể.
Ngoài ra, cũng có một số biện pháp khác có thể cải thiện được tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì:
- Sử dụng kem chống nắng đúng cách: tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng không chỉ khiến các vết rạn da trở nên rõ hơn mà còn phá vỡ các sợi collagen của da, khiến bạn có nguy cơ bị rạn da nhiều hơn. Vì vậy, hãy luôn sử dụng kem chống nắng mỗi khi bạn đi ra ngoài.
- Giữ cho da đủ độ ẩm: luôn sử dụng kem dưỡng ẩm giúp cải thiện độ đàn hồi của da, nhờ đó có thể cải thiện được triệu chứng ngứa do rạn da gây nên.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên: cách này có thể giúp bạn loại bỏ tế bào chết dư thừa khỏi cơ thể, kích thích da mới hình thành tại vết rạn. Tẩy tế bào chết cũng giúp các biện pháp điều trị rạn da khác dễ thấm sâu hơn vào da.
Phòng ngừa rạn da ở tuổi dậy thì
Để ngăn ngừa rạn da ở tuổi dậy thì, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Kiểm soát cân nặng: tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng là nguyên nhân gây ra rạn da, chính vì vậy bạn nên kiểm soát những thay đổi của cơ thể. Hãy ăn chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để kiểm soát cân nặng.
- Giữ nước: giữ cho làn da của bạn luôn đủ độ ẩm và mềm mại, da đủ độ ẩm sẽ giảm nguy cơ phát triển các vết rạn da.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffein như cà phê vì có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vết rạn da.
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: hãy đảm bảo chế độ ăn luôn đầy đủ vitamin C, D, E, kẽm và chất đạm. Bởi nguyên nhân gây ra rạn da có thể là do bạn thiếu dinh dưỡng ở một số khu vực.
- Điều trị rạn da ngay khi chúng vừa xuất hiện: nếu bạn hoàn toàn không thể ngăn ngừa các vết rạn da thì hãy giảm sự xuất hiện của chúng, tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ ngay khi nhận thấy những vết rạn da đầu tiên.
Trên đây là những thông tin về rạn da ở tuổi dậy thì, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách trị rạn da ở tuổi dậy thì hiệu quả nhanh nhất
- Ngăn ngừa rạn da bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!