Nguyên nhân gây rạn da đỏ và phương pháp điều trị

Rạn da đỏ là hệ quả của phản ứng kéo căng da quá mức. So với vết rạn lâu năm (thường có màu trắng, bạc) rạn da đỏ thường dễ điều trị hơn. 

rạn da đỏ
Vết rạn da có màu đỏ thường là vết rạn mới và dễ điều trị hơn vết rạn lâu năm

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Nguyên nhân gây rạn da đỏ

Khi làn da bị kéo căng trong thời gian ngắn, các sợi collagen và elastin sẽ có xu hướng bị đứt gãy khiến da chảy xệ và xuất hiện vết rạn.

Rạn da mới xuất hiện thường có màu đỏ là phổ biến. Tuy nhiên, vết rạn mới cũng có thể có màu tím, xanh da trời hoặc màu đen. Mặc dù có màu sắc khác nhau nhưng về bản chất các vết rạn này đều có đặc điểm tương tự nhau.

Khi da lành hẳn, vết rạn thường chuyển sang màu bạc hoặc trắng. Các vết rạn này có thể mờ dần theo thời gian hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn. Nguyên nhân gây ra vết rạn đỏ bao gồm:

1. Cân nặng thay đổi đột ngột

Tăng cân quá đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây rạn da đỏ. Trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng khiến các mô da bị kéo giãn và tổn thương. Vị trí vết rạn xuất hiện phụ thuộc vào nơi bạn tăng cân. Thông thường, rạn da thường xuất hiện ở đùi, bắp tay và bụng.

2. Mang thai

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên một cách đột ngột. Hơn nữa, thai nhi phát triển khiến vùng da bụng bị giãn ra quá mức. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ rạn da ở phụ nữ mang thai.

3. Dậy thì

Dậy thì là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh và có nhiều sự thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các vết rạn đỏ xuất hiện.

4. Tập luyện

Khi bạn tập luyện – đặc biệt là tập gym, cơ bắp sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển đột ngột này vô tình tạo áp lực lên da và gây tổn thương cơ quan này.

5. Nâng ngực

Nâng ngực cũng là nguyên nhân khiến rạn da đỏ xuất hiện. Tuy nhiên nguy cơ rạn da còn phụ thuộc vào kích thước ngực và độ đàn hồi của da.

6. Lạm dụng thuốc corticosteroid

Corticosteroid là một loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Loại thuốc này thường được chỉ định trong một thời gian ngắn. Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể khiến các tác dụng nghiêm trọng phát sinh.

vết rạn da đỏ
Lạm dụng thuốc corticosteroid có thể khiến rạn da xuất hiện

Corticosteroid dùng tại chỗ có thể gây mỏng da và khiến các vết rạn xuất hiện. Trong khi đó, thuốc dạng uống có thể gây viêm, tăng cân và gây căng da.

7. Di truyền

Rạn da có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết. Bạn có thể thừa hưởng những đặc điểm trong cấu trúc da và phát sinh rạn da đỏ khi có điều kiện thích hợp.

8. Các vấn đề sức khỏe thường gặp

Người mắc hội chứng Cushing, hội chứng Ehlers-Danlos, tiểu đường,… có khả năng bị rạn da đỏ cao hơn người bình thường.

Khắc phục rạn da đỏ tại nhà

Nếu tình trạng rạn da không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện những biện pháp điều trị tại nhà.

Dùng kem dưỡng ẩm

Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mờ những vết rạn đỏ. Các sản phẩm này thường có chứa những thành phần dưỡng ẩm và phục hồi tế bào da như Glycerin, dầu dừa, dầu ô liu, vitamin,…

vết rạn da có màu đỏ
Dùng kem dưỡng ẩm giúp làn da ẩm mịn, đàn hồi và giảm nguy cơ hình thành vết rạn mới

Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, các sản phẩm này còn có thể làm giảm mức độ tổn thương trên da. Ngoài ra, khi da ẩm mượt, khả năng đàn hồi sẽ được cải thiện. Từ đó giảm sự hình thành các vết rạn mới.

Kem có chứa AHAs

AHAs hay còn gọi là alpha hydroxyl acid, đây là loại axit hoạt động mạnh trên bề mặt da. AHAs có khả năng nới lỏng những liên kết giữa các tế bào chết, giúp loại bỏ lớp sừng trên bề mặt, làm đều màu và cải thiện những vết rạn trên da.

Các loại AHAs phổ biến như: Lactic acid, Glycolic acid, Mandelic acid,… So với kem dưỡng ẩm thông thường, AHAs có khả năng giảm rạn da rõ rệt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Các thực phẩm không có khả năng làm mờ vết rạn da hoàn toàn. Tuy nhiên, những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có khả năng cải thiện độ ẩm, khả năng đàn hồi và tăng cường hệ miễn dịch của làn da. Điều này sẽ giúp da khỏe mạnh và giảm thiểu sự hình thành các vết rạn mới.

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc về phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị rạn da đỏ

Các phương pháp điều trị vết rạn đỏ bao gồm:

vết rạn da có màu đỏ
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không có kết quả, bạn nên thực hiện những phương pháp điều trị chuyên sâu
  • Retinoid điều trị tại chỗ: các loại kem retinoid có khả năng kích thích tế bào sản sinh và chữa lành vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, thành phần này lại có khả năng kích ứng cao. Do đó, cần thử một ít kem lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên phạm vi rộng.
  • Laser: là phương pháp sử dụng ánh sáng năng lượng cao để phá hủy những tế bào da ở bề mặt. Laser đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có khả năng kích ứng và tỉ lệ tái phát cao. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
  • Chemical Peeling: phương pháp này sử dụng acid ở nồng độ cao để loại bỏ lớp da chết bên ngoài. Chemical Peeling có khả năng giảm nếp nhăn, làm đều màu, làm sáng và cải thiện những sắc tố đậm màu trên da.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bí kíp trị rạn da bằng gừng

Trị rạn da bằng gừng từ lâu đã được nhiều người bệnh áp dụng và xem đây là một bí kíp vừa có khả năng làm đẹp da vừa giúp...

Bật mí cách trị rạn da bằng mỡ trăn cực chuẩn

Rạn da là hệ quả của việc các sợi collagen và elastin dưới da bị kéo giãn quá mức khi...

Rạn da khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng...

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

Bên cạnh các cách trị rạn da đỏ bằng liệu pháp thẩm mỹ hiện đại, bạn có thể áp dụng...

Rạn da ở hông và đùi

Rạn da ở hông và đùi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục

Khu vực hông và đùi cùng với vùng mông là những vị trí thường xuất hiện tình trạng rạn da...

Trị rạn da bằng dầu cọ có tốt không, thực hiện như thế nào?

Rạn da là hệ quả của việc kéo giãn quá mức sợi elastin và collagen trong cấu trúc da. Mẹo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.