Tìm hiểu phương pháp trị rạn da bằng Collagen
Collagen là một dạng protein có trong cơ thể đóng vai trò duy trì cấu trúc da, chống chảy xệ và ngăn ngừa lão hóa. Vì vậy, bổ sung collagen có thể cải thiện những đốm nâu và vết rạn trên bề mặt da.
Collagen là gì? Trị rạn da bằng collagen có hiệu quả không?
Collagen là một dạng protein có trong cơ thể. Thành phần này có vai trò liên kết các tế bào của tóc, móng, da, xương khớp, dây thần kinh,… Trong cấu trúc da, collagen được xem là thành phần quan trọng nhất. Collagen cùng với elastin là các sợi liên kết giữ làn da săn chắc, chống chảy xệ và lão hóa.
Tuy nhiên thành phần này cũng có thể bị tổn thương và đứt gãy do quá trình kéo căng da quá mức (thường xảy ra khi mang thai, tăng cân và dậy thì). Tình trạng này làm xuất hiện các vết rạn trên bề mặt da.
Ở những vết rạn, số lượng collagen thấp hơn so với các vùng da khỏe mạnh. Vì vậy, việc bổ sung collagen có thể ổn định cấu trúc, làm mờ các khiếm khuyết và cải thiện tình trạng rạn da.
Tuy nhiên, collagen không phải là thành phần có sẵn trong tự nhiên. Thành phần này được cơ thể chuyển hóa từ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hằng ngày. Hiện nay, collagen đã được tổng hợp ở dạng viên uống, thuốc tiêm, serum, kem dưỡng và huyết thanh,…
Lưu ý khi sử dụng collagen trị rạn da
Khi thực hiện trị rạn da bằng collagen, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng collagen nên bổ sung mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều hoặc quá ít, điều này có thể gây hại đến sức khỏe và gây ra một số tác dụng không mong muốn.
- Hiện nay, có nhiều dạng collagen được tiêm trực tiếp vào da. Mặc dù cách sử dụng này giúp da hấp thu nhanh và cải thiện vết rạn rõ rệt, tuy nhiên dùng collagen ở đường tiêm có thể gây ra các rủi ro như dị ứng, đau rát vị trí tiêm, nhiễm trùng và sốc phản vệ.
- Serum và kem dưỡng có chứa collagen được đánh giá là các dạng bào chế an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng những dạng bào chế này, tác dụng sẽ chậm phát huy hơn so với viên uống và thuốc tiêm.
- Khi bổ sung collagen, cần hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó cần bổ sung cho da những thành phần cần thiết khác.
- Phụ nữ mang thai không tự ý tiêm hoặc bổ sung collagen ở dạng đường uống. Nếu có ý định sử dụng, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp trị rạn da bằng collagen có thể làm mờ vết rạn và cải thiện những khiếm khuyết trên da. Tuy nhiên việc bổ sung collagen ở dạng tổng hợp có thể gây dị ứng, quá mẫn và một số tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Trị rạn da bằng collagen tự nhiên
Việc bổ sung collagen tổng hợp cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ đi kèm. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tận dụng những thực phẩm tự nhiên để kích thích collagen sản sinh và hỗ trợ làm mờ vết rạn.
Những thực phẩm chứa thành phần thúc đẩy tổng hợp collagen, bao gồm:
- Cá: Cá là một trong những nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm. Sau khi được hấp thu, thành phần này sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành collagen.
- Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng chứa hàm lượng protein lớn – đây là một loại axit amin cần thiết cho quá trình sản sinh collagen trong da. Bạn có thể bổ sung lòng trắng trứng qua các món ăn hoặc sử dụng trực tiếp lên da để làm mờ vết rạn.
- Trái cây họ cam chanh: Nhóm trái cây này chứa rất nhiều vitamin C. Thành phần này được xem là tiền chất của collagen, đồng thời có khả năng chống oxy hóa và làm mờ những đốm nâu đậm màu trên da.
- Tỏi: Hàm lượng lưu huỳnh có trong tỏi đóng vai trò thúc đẩy tổng hợp và ngăn chặn quá trình thủy phân của collagen.
- Đậu: Đậu không chỉ chứa axit amin dồi dào mà còn có hàm lượng đồng lớn. Hai thành phần này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sản sinh collagen.
Bổ sung collagen ở dạng tự nhiên an toàn cho cơ thể và ít gây kích ứng da. Tuy nhiên so với dạng collagen bổ sung, việc sử dụng collagen tự nhiên có tác dụng chậm hơn.
Để lựa chọn được dạng collagen thích hợp với làn da và tình trạng sức khỏe, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu về vấn đề này. Tự ý sử dụng collagen ở dạng tổng hợp có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Bật mí cách trị rạn da bằng mỡ trăn cực chuẩn
- Ngăn ngừa rạn da bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!