Ngăn ngừa rạn da bằng cách nào ?
Rạn da thường xuất hiện trong thời gian mang thai, trong độ tuổi dậy thì hoặc khi bạn tăng cân quá nhanh. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của làn da. Bạn có thể hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn bằng cách chủ động thực hiện những biện pháp ngăn ngừa từ sớm.
7 Cách ngăn ngừa rạn da an toàn
Vết rạn da có hình dáng tương tự vết sẹo, ban đầu có màu đỏ, tím sau đó chuyển sang màu trắng bạc. Rạn da thường xuất hiện ở ngực, hông, đùi, bụng và bắp tay. Tình trạng này thường xuất hiện trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên có thể xuất hiện ở một số thời điểm khác như dậy thì, do bạn tăng cân quá nhanh, mãn kinh,…
Rạn da tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên các vết rạn khiến bề mặt da mất thẩm mỹ. Tình trạng này khiến phái đẹp thiếu tự tin và không thoải mái trong các cuộc gặp gỡ với người khác. Bạn có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng này với những cách đơn giản dưới đây.
Xem thêm: Rạn da khi mang thai và cách phòng ngừa hiệu quả
1. Kiểm soát cân nặng
Một trong những cách hữu ích nhất giúp bạn ngăn ngừa rạn da chính là duy trì cân nặng vừa phải. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến tế bào da bị kéo giãn và hình thành vết rạn. Nếu bạn tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân đột ngột, làn da dễ bị chảy xệ và xuất hiện vết rạn.
Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng trên da, nhất là rạn da. Bạn có thể thấy phụ nữ mang thai, người trong độ tuổi tăng trưởng, người béo phì là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng này. Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng rạn da.
2. Bổ sung nước
Cơ thể cần 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có làn da. Tế bào da ngậm nước sẽ mềm mại và linh hoạt hơn. Làn da mềm mại sẽ có độ đàn hồi tốt, khi cơ thể tăng cân hay phát triển cơ bắp, da sẽ giãn ra một cách nhẹ nhàng mà không làm collagen bị đứt gãy.
3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể. Bên cạnh đó, những thành phần trong các loại thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ làn da. Các vitamin, khoáng chất, collagen, các chất chống oxy hóa là những thành phần đem lại nhiều lợi ích cho làn da, giúp da tăng sinh collagen trong cấu trúc, củng cố hệ miễn dịch, cải thiện tế bào da và phục hồi những tổn thương nhanh chóng.
Bạn nên bổ sung những thực phẩm ở dạng nguyên chất, hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm đã qua tinh chế. Nên tập trung vào những nhóm thực phẩm giàu vitamin C, D, E, kẽm, protein,…
Bỏ túi: Bí kíp trị rạn da sau sinh bằng vitamin E cực hay
4. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Nhiều người chỉ chú trọng vào chăm sóc da mặt mà bỏ quên vùng da toàn thân. Mặc dù da toàn thân không quá nhạy cảm nhưng bạn cần chăm sóc da để ngăn ngừa rạn da và lão hóa.
Lượng nước được cơ thể hấp thu phải chia đều cho nhiều cơ quan khác, không hoàn toàn tập trung vào làn da. Chính vì vậy bạn phải bổ sung ẩm cho da mỗi ngày bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Nên tập trung vào những loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như Hyaluronic acid, Glycerin, Shea Butter,…
Hoặc bạn có thể tận dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng ẩm và chăm sóc da. Các tinh dầu tự nhiên đều chứa nhiều dưỡng chất bao gồm các polyphenol, vitamin, nguyên tố vi lượng, axit béo,… rất cần thiết đối với làn da.
5. Bổ sung collagen
Collagen là một loại protein trong cơ thể chiếm đến 70% cấu trúc da. Collagen đóng vai trò liên kết các tế bào da, duy trì độ săn chắc và đàn hồi cho da. Tuy nhiên, khi bạn lớn tuổi hàm lượng collagen sẽ giảm dần. Khi da thiếu hụt collagen, các vấn đề bất thường rất dễ xuất hiện trong đó có rạn da.
Nếu bạn trên 30 tuổi, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung collagen. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu vẫn khuyến khích bạn nên bổ sung thành phần này bằng các thực phẩm xung quanh giàu collagen như thịt đỏ, lựu, tảo biển, dâu,…
6. Thay đổi thói quen
Bạn nên dành 15 – 30 phút mỗi ngày để luyện tập. Thói quen này không chỉ tốt cho sức khỏe và xương khớp, việc luyện tập sẽ kích thích tuần hoàn đến các mô da. Từ đó tế bào sẽ tự sửa chữa những tổn thương do cơ thể gây ra, ví dụ như rạn da.
Ngoài ra, bạn nên kiểm soát tình trạng sử dụng thuốc corticosteroid, loại thuốc này là nguyên nhân khiến các vết rạn hình thành ở bắp chân, bắp tay. Collagen có khả năng bị đứt gãy và giảm hụt khi tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn nên che chắn và dùng kem chống nắng khi di chuyển và vận động ngoài trời.
7. Điều trị khi rạn da mới xuất hiện
Khi các vết rạn vừa xuất hiện thường có màu đỏ hoặc tím, bạn nên điều trị ngay khi tình trạng vừa xuất hiện. Khi vết rạn chuyển sang màu trắng bạc, bạn sẽ rất khó khăn để trị dứt điểm. Lúc này tổn thương da mới hình thành, bạn có thể sử dụng kem chứa AHA (alpha hydroxy acid) hoặc Retinol để điều trị. Tuy nhiên các thành phần này không được dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị rạn da khi đang mang thai, bạn nên thông báo với chuyên gia da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa được đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng rạn da. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ đem lại kết quả tối ưu với những người không mắc phải các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến tình trạng rạn da như hội chứng Cushing, hội chứng Marfan,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ da liễu để hiểu rõ hơn những biện pháp ngăn ngừa rạn da tối ưu.
Có thể bạn quan tâm
- 7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả
- Rạn da ở đầu gối không khó điều trị như bạn tưởng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!