Rạn da ở nam giới do đâu? – Mách bạn 2 cách điều trị phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiều người cho rằng rạn da chỉ xuất hiện ở phụ nữ nhưng trong thực tế nam giới cũng hay mắc phải căn bệnh ngoài da này. Thậm chí trong một số trường hợp, đấng mày râu còn dễ mắc phải bệnh này hơn.

rạn da ở nam giới
Tình trạng rạn da ở nam giới càng ngày càng phổ biến

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Rạn da là gì ?

Trước khi tìm hiểu kĩ về bệnh rạn da ở nam giới, chúng ta nên có cách hiểu đúng nhất về căn bệnh này. Đây là một dạng sẹo ở da khi các mô da bị căng và co rút lại nhanh. Biểu hiện này thường là do tổn thương collagen và elastin là hai thành phần chính của da.

Rạn da thường phát triển thành hai giai đoạn rõ rệt. Ban đầu người bệnh có thể thấy trên da xuất hiện các dấu răng cưa màu đỏ hoặc tím, thường hay bị ngứa. Qua đến giai đoạn sau thì dấu hiệu rạn da có thể biến đổi tạo thành những vết rạn không có màu, da có dấu hiệu khô hơn bình thường.

Nguyên nhân rạn da ở nam giới hay gặp

Các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây rạn da ở nam giới. Họ cho rằng tình trạng này xảy ra do hội tụ của nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

nguyên nhân rạn da ở nam giới
Béo phì là một trong số những nguyên nhân khiến nam giới bị rạn da
  • Sự thay đổi của hormone
  • Sự kéo căng của da
  • Sự thay đổi của tế bào da

Dựa theo nhiều nghiên cứu thì các nhà khoa học cho rằng có nhiều yếu tố có thể tạo nên những vết rạn da. Trong đó nguyên nhân dậy thì và tăng cân là rất hay gặp. Cả hai đều tác động đến sự thay đổi của hormone và làm thay đổi cấu trúc da.

Rạn da ở nam giới xuất hiện một phần cũng là do di truyền. Tức là nếu ai đó trong gia đình mắc bệnh thì khả năng bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác.

Chúng ta cũng không thể loại trừ những nguyên nhân thường gặp như:

  • Có dấu hiệu mắc bệnh liên quan đến tuyến thượng thận như: hội chứng Cushing, hội chứng Marfan…
  • Sự tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Tập tạ làm cơ bắp tăng trưởng nhanh chóng

Nhiều người dùng kem corticosteroid trong thời gian dài cũng có dấu hiệu rạn da.

Rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da. Thông thường trẻ vị thành niên hay có dấu hiệu rạn da ở mông, bắp chân, lưng và đùi…

Điều trị rạn da ở nam giới

Tình trạng rạn da thường gây ngứa nên nhiều người hay gãi dễ làm da bị trầy xước và nhiễm khuẩn. Đó là chưa kể đến biểu hiện da khô mà người bệnh có thể gặp phải. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp điều trị là hết sức cần thiết. Bạn có thể tham khảo những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

# Dùng thuốc của bác sĩ

Tùy theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ áp dụng các loại thuốc khắc phục bệnh phù hợp. Thông thường, bệnh nhân hay được chỉ định dùng axit hyaluronic và bổ sung vitamin A để điều trị rạn da. Cụ thể là dùng kem retinoid để khắc phục những dấu hiệu rạn da.

điều trị rạn da ở nam giới
Dùng kem bôi theo chỉ định của bác sĩ để điều trị rạn da

Nếu áp dụng các loại kem để trị rạn da thì phải thoa thường xuyên và đều đặn thì mới thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể áp dụng việc trị liệu bằng các phương pháp hiện đại. Chẳng hạn như phương pháp laser, phương pháp microdermabrasion…

# Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà

Có nhiều biện pháp khắc phục rạn da tại nhà mà các đấng mày râu có thể dùng thử. Thông thường là để dưỡng ẩm và cung cấp các dưỡng chất cho da. Người ta vẫn hay dùng các nguyên liệu sau:

chữa rạn da ở nam giới
Dầu oliu có thể làm giảm rạn da ở nam giới
  • Dầu hạnh nhân
  • Bơ ca cao
  • Dầu oliu

Các tinh chất này chỉ có khả năng dưỡng ẩm nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học để xác nhận khả năng điều trị rạn da. Tuy nhiên thông thường chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ.

Việc dùng các loại kem trị rạn da cũng được nhiều người dùng thử. Nhưng cũng cần phải chú ý một vài vấn đề như sau:

  • Chỉ dùng kem trị rạn khi các dấu hiệu bệnh mới bắt đầu. Với những vết rạn da cũ thì hầu như không có tác dụng.
  • Không nên dùng nhiều sản phẩm một lúc. Chỉ nên dùng một sản phẩm trong vòng vài tuần để thấy tác dụng.
  • Chú ý massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào da hơn.

Có thể phòng ngừa bệnh rạn da ở nam giới hay không?

Do rạn da xuất hiện do yếu tố di truyền và do nhiều tác nhân từ bên trong nên khả năng phòng ngừa rạn da ở nam giới là điều khó có thể xảy ra.

Bạn có thể giảm nguy cơ rạn da bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng cân nặng lên xuống quá nhanh. Ngoài ra cũng nên duy trì chế độ ăn khoa học với nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất dinh dưỡng, củng cố hoạt động cũng như độ bền của các tế bào da.

Tình trạng rạn da ở nam giới làm cho khá nhiều người lo lắng vì không biết làm thế nào để hạn chế triệu chứng. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình cần phải làm gì để điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bí kíp trị rạn da bằng gừng

Trị rạn da bằng gừng từ lâu đã được nhiều người bệnh áp dụng và xem đây là một bí...

Phương pháp chữa rạn da bằng tế bào gốc

Chữa rạn da bằng tế bào gốc là phương pháp mới xuất hiện trong một vài năm gần đây. Đây...

Dầu thầu dầu có tác dụng điều trị rạn da không?

Thầu dầu là một trong những loại thực vật được con người sử dụng từ sớm để làm đẹp, chăm...

Rạn da ở vai: Nguyên nhân, điều trị & phòng ngừa

Rạn da ở vai phổ biến ở những đối tượng luyện tập thể hình thể thao, đây là kết quả...

Trị rạn da bằng dầu cọ có tốt không, thực hiện như thế nào?

Rạn da là hệ quả của việc kéo giãn quá mức sợi elastin và collagen trong cấu trúc da. Mẹo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.