Vết rạn da ở đầu gối không khó điều trị như bạn tưởng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rạn da thường xuất hiện ở bụng, hông, đùi và bắp tay. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở đầu gối. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục rạn da ở đầu gối qua các thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

bị rạn da ở đầu gối
Rạn da có thể xuất hiện ở đầu gối và khiến bạn không thoải mái khi lựa chọn trang phục

Thông tin về rạn da ở đầu gối

1. Nhận biết vết rạn ở đầu gối

Vết rạn ở đầu gối thường có màu hồng hoặc đỏ khi mới xuất hiện, sau đó sẽ nhạt màu và chuyển sang màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Vết rạn có kích thước từ 1 – 10 mm, có thể xuất hiện ở mặt trước hoặc mặt sau đầu gối.

2. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vết rạn ở đầu gối. Một số nguyên nhân bắt nguồn từ sự phát triển của cơ thể, các trường hợp còn lại có thể do các bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.

Cơ thể phát triển

Giai đoạn dậy thì và mang thai là thời điểm bạn dễ gặp phải các vết rạn ở trên cơ thể. Lý do là trong các thời điểm này cơ thể tăng cân và phát triển rất nhanh chóng. Sự phát triển đột ngột của cơ thể khiến làn da phải giãn ra và hình thành các vết rạn.

Ngoài ra, vết rạn có thể xuất hiện nếu bạn tăng hoặc giảm cân quá đột ngột.

Dùng thuốc corticosteroid

Corticosteroid được sử dụng để giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên loại thuốc này có thể vô tình gây ra các vết rạn ở đầu gối. Dấu hiệu nhận biết rạn da do costicosteroid là vết rạn có màu tím rất rõ rệt.

Một loại costicosteroid dễ gây rạn da nhất chính là Hydrocortisone. Loại thuốc này được dùng ở dạng bôi ngoài để làm giảm đỏ, ngứa và sưng, tuy nhiên thuốc có thể khiến da bị mỏng và căng ra. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian vài tuần, các vết rạn có thể xuất hiện.

Do các bệnh lý

Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng rạn da ở đầu gối. Hầu hết, các bệnh lý này đều gây tổn thương lên khớp gối và hệ thống nội tiết tố. Từ đó làm phát sinh những vết rạn một cách gián tiếp.

nguyên nhân rạn da ở đầu gối
Một số bệnh lý có thể khiến vết rạn xuất hiện ở đầu gối

Có bệnh lý có thể gây ra rạn da ở đầu gối bao gồm:

  • Hội chứng Cushing
  • Béo phì
  • Rối loạn nội tiết
  • Hội chứng Marfan
  • Hội chứng Ehlers-Danlos

Khắc phục vết rạn ở đầu gối

Bạn có thể cải thiện các vết rạn ở đầu gối bằng các biện pháp đơn giản sau.

1. Luyện tập chân

Luyện tập chân sẽ giúp đầu gối và các cơ bắp xung quanh chắc khỏe hơn. Điều này sẽ giúp vùng bắp chân có dấu hiệu co lại và làm mờ dần vết rạn.

vết rạn da ở đầu gối
Nên luyện tập để cơ bắp ở chân được săn chắc, từ đó làm giảm các vết rạn

Bạn nên thực hiện những động tác tập trung vào hoạt động của chân như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

2. Dùng kem trị rạn da

Kem trị rạn da là biện pháp cải thiện vết rạn ở đầu gối được nhiều người lựa chọn. Các loại kem này có chứa nhiều thành phần tốt cho da như vitamin E, vitamin C, Glycerin,…

Bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp với tình trạng của da. Khi sử dụng các sản phẩm này, bạn nên che chắn hoặc mặc quần dài khi hoạt động và di chuyển ngoài trời. Một số thành phần trong kem trị rạn khiến da nhạy cảm hơn với tia UV trong ánh nắng mặt trời.

3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Bạn có thể cải thiện các vết rạn ở đầu gối bằng cách bổ sung những thành phần cần thiết cho da qua các loại thực phẩm quen thuộc. Nên bổ sung thực phẩm ở dạng nguyên chất, hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn.

cách trị rạn da ở đầu gối
Chế độ dinh dưỡng hợp đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể và làn da

Chế độ ăn khoa học còn giúp bạn giảm cân và tăng cường cơ bắp. Điều này sẽ giúp các vết rạn giảm đi nhanh chóng.

4. Uống đủ nước

Nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp da có đủ ẩm và thanh lọc toàn bộ độc tố. Tế bào da đủ ẩm sẽ linh hoạt và có khả năng tự sửa chữa những hư tổn do cơ thể gây ra.

5. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để làm mờ những vết rạn ở đầu gối và nuôi dưỡng làn da.

  • Dầu oliu: có chứa nhiều độ ẩm, giúp củng cố hệ miễn dịch và tái tạo tế bào da. Dầu oliu còn làm giảm sự khô ráp và chai cứng ở đầu gối. Bạn nên dùng dầu massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Cà chua: có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong đó phải kể đến vitamin A và C, hai loại vitamin này có tác dụng làm mờ vết rạn và làm đều màu da ở đầu gối.
  • Mật ong: là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa. Mật ong giúp khôi phục và sửa chữa những hư tổn ở tế bào da, tăng độ đàn hồi và giảm sự hình thành các vết rạn.

Phòng ngừa vết rạn ở đầu gối

Bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để làm giảm nguy cơ hình thành vết rạn ở đầu gối.

  • Kiểm soát cân nặng, không nên để trọng lượng tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid đúng cách nhằm hạn chế các tác dụng không mong muốn.
  • Luôn dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là khi bạn mang thai, dậy thì.

Nếu tình trạng không cải thiện khi thực hiện những biện pháp được đề cập trong bài viết, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chỉ định từ nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Cách trị rạn da bằng dầu gấc – mẹo hay cho mẹ bầu

Dầu gấc chứa nhiều thành phần tốt cho da nên được sử dụng rộng rãi trong việc dưỡng ẩm, ngăn...

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín trong việc điều trị rạn da bằng tia laser.

Phương pháp điều trị rạn da bằng laser bao nhiêu tiền, ở đâu?

Điều trị rạn da bằng tia laser là một phương pháp chữa rạn da phổ biến hiện nay. Tùy vào...

Rạn da ở vai: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Rạn da ở vai phổ biến ở những đối tượng luyện tập thể hình thể thao, đây là kết quả...

Dùng Vaseline có trị rạn da được không?

Rạn da xảy ra khi các sợi collagen và elasting bên dưới bề mặt giãn quá mức trong khi cấu...

Cách dùng dầu dừa trị rạn da – Bạn đã biết chưa?

Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm mềm và mịn da mà chúng còn góp phần làm mờ các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *