Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý, triệu chứng ngứa ngáy cũng xuất hiện từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh, vùng da bị ngứa sẽ lan rộng sang những vùng da khác gây khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt. Vậy bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?
Tìm hiểu bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Để có thể làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy do bệnh nổi mề đay gây ra, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp dưới đây:

Xác định tác nhân gây dị ứng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yếu tố cơ địa, tác nhân gây dị ứng cũng như nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở mỗi người sẽ khác nhau. Chính vì thế để khắc phục tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay, người bệnh nên xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời loại trừ ngay bằng cách tránh tiếp xúc hoặc sử dụng.

Một số tác nhân gây dị ứng bạn có thể mắc phải gồm: Phấn hoa, đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản, các loại hải sản, thời tiết…

Tìm hiểu thêm: Dị ứng thời tiết  – Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ

Khi bị nổi mề đay dẫn đến ngứa ngáy, người bệnh không nên kiêng nước. Thay vào đó bạn nên tắm rửa mỗi ngày và vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ. Điều này không chỉ giúp bạn loại bỏ nhanh những tác nhân gây dị ứng trên da mà còn giúp da thoáng mát hơn. Đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên tắm và vệ sinh da bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.

Chườm mát bằng khăn lạnh và ẩm

Nhiệt độ thấp và độ ẩm có thể giúp bạn loại bỏ nhanh tình trạng ngứa da. Đồng thời giúp xoa dịu làn da đang bị bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây hại – nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thêm các nốt mẩn ngứa.

Vì thế, khi bị nổi mề đay kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, người bệnh nên dùng một chiếc khăn bông mềm và ngâm vào nước lạnh cho ướt. Sau đó dùng tay vắt khăn hơi ráo để khăn hơi ẩm và chườm lên vùng da bệnh khoảng 30 phút.

Người bệnh nên sử dụng phương pháp chườm mát bằng khăn lạnh và ẩm 3 lần/ngày. Áp dụng cho đến khi những nốt mẩn ngứa thuyên giảm và biến mất.

Chườm mát bằng khăn lạnh và ẩm
Chườm mát bằng khăn lạnh và ẩm giúp giảm ngứa do bệnh mề đay

Mặc quần áo cotton thoáng mát, rộng rãi, mềm

Đối với bệnh nhân bị nổi mề đay gây ngứa, việc mặc quần áo cotton thoáng mát, rộng rãi, mềm rất quan trọng. Bởi khi mặc quần áo bó sát vào người hoặc mặc quần áo có chất vải nóng, sự nóng bức và cọ xát sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ngứa ngáy và những nốt mẩn đỏ. Vì thế khi bị nổi mề đay, bạn nên lựa chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

Sử dụng những loại thực phẩm có tính mát

Khi bị nổi mề đay kèm theo triệu chứng ngứa ngáy nghiêm trọng, bạn có thể lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm có tính mát như: Mướp (dùng 30 gram mướp gọt vỏ, rửa sạch, cho mướp vào nồi và nấu cùng với một ít muối, ăn cả bã và dùng cả nước), rau sam (dùng 30 gram rau sam rửa sạch nấu cùng với thịt nạc thành canh để ăn với cơm; hoặc dùng 30 gram rau sam, 10 gram mã thầy, 15 gram rau ngô nấu thành canh).

Ngoài ra, để xoa dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng 30 gram sinh ý dĩ nhân cùng với 30 gram bột mã thầy. Tán thuốc thành bột và nấu thành cháo để ăn. Hoặc sử dụng 30 gram bí xanh lấy vỏ, 30 gram xích đậu rửa sạch, cho thuốc vào nồi và sắc uống thay trà. Người bệnh có thể uống thường xuyên để giảm nhanh cơn ngứa.

Sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da

Để cắt giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường trong đơn thuốc chữa bệnh mề đay kèm ngứa ngáy sẽ chứa một số loại thuốc sau:

  • Kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid và nhóm hoạt chất corticoid có khả năng tác động và làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Ngoài ra thuốc có tác dụng chữa bệnh mề đay và làm giảm nhanh những nốt mẩn đỏ do dị ứng gây ra. Tuy nhiên nhóm thuốc corticoid có khả năng gây ức chế hệ miễn dịch. Đồng thời làm mỏng da và tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Vì thế, khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ chỉ định liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là trẻ em.
Sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da
Sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da chữa bệnh mề đay kèm ngứa
  • Thuốc kháng histamin dạng kem bôi hoặc thuốc uống cũng là một trong những loại dược phẩm thường xuyên góp mặt trong đơn thuốc chữa bệnh mề đay kèm ngứa ngáy của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có khả năng tác động, ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp giảm ngứa, điều trị tốt bệnh mề đay và một số trường hợp dị ứng khác.
  • Trong điều trị ngứa ngáy do nổi mề đay, thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc có khả năng ức chế sự tái hấp thu serotonin. Đồng thời giúp ức chế và làm giảm tình trạng ngứa ngáy.

Sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da là phương pháp khắc phục triệu chứng ngứa ngáy và chữa bệnh mề đay hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc bừa bãi.

Ngoài ra, khi bị nổi mề đay kèm ngứa ngáy và một số triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần liên hệ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm.

Bỏ túi: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy khi bị dị ứng hoặc nổi mề đay. Bên cạnh đó kem dưỡng ẩm còn có tác dụng làm dịu nhanh triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da, cân bằng độ ẩm và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới.

Để đảm bảo an toàn người bệnh nên lựa chọn cho mình một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da và yếu tố cơ địa. Bên cạnh đó bạn nên chọn các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên và không chứa nhiều chất hóa học.

Sử dụng thảo dược

Người bệnh có thể khắc phục tình trạng nổi mề đay kèm theo triệu chứng ngứa ngáy bằng cách sử dụng những loại thảo dược dưới đây:

Tinh dầu bạc hà

Bên trong tinh dầu bạc hà chứa những hoạt chất có lợi có khả năng làm mát, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy và đau rát hiệu quả. Chính vì thế tinh dầu bạc hà thường được dùng trong điều trị ngứa ngáy do một số bệnh ngoài da gây ra, trong đó có bệnh mề đay. Để làm dịu nhanh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, bạn nên thoa tinh dầu bạc hà lên vùng da bị ngứa 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ).

Giấm táo

Trong một số nghiên cứu, người ta tìm thấy bên trong giấm táo chứa hoạt chất có lợi mang tên axit axetic. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Đồng thời ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, hoạt chất axit axetic còn có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy, ửng đỏ và triệu chứng ngứa da hiệu quả.

Để sử dụng, bạn có thể pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó bôi lên da 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ). Người bệnh có thể sử dụng giấm táo cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý: Người bệnh không nên sử dụng giấm táo cho những vùng da bị nứt nẻ hoặc có vết thương hở.

Chữa mề đay bằng giấm táo
Chữa mề đay bằng giấm táo

Bột yến mạch

Bột yến mạch khi pha với nước sẽ tạo ra một hỗn hợp chứa nhiều dưỡng chất có khả năng tái tạo làn da. Đồng thời giúp bảo vệ da và dưỡng ẩm da hiệu quả. Ngoài ra nhờ khả năng kháng viêm và những dưỡng chất chống oxy hóa, bột yến mạch còn có tác dụng khắc phục tình trạng ngứa da, dị ứng da và khô da.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh mề đay. Cụ thể như:

  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để duy trì và thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Đồng thời giúp cơ thể thanh lọc, dưỡng ẩm da, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại. Tốt nhất bạn nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc/ngày. Bạn có thể kèm theo nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh.
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng da như: Thức ăn cay nóng, các loại rượu, bia, chất kích thích, hải sản…
  • Bổ sung chất xơ, vitamin và những dưỡng chất có lợi chứa trong rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chữa ngứa do nổi mề đay bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Trong trường hợp tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay xuất hiện và kéo dài trên 2 tuần, kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, sưng to, viêm hoặc lở loét, người bệnh cần đến bệnh viện. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra và có những biện pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm và mắc phải những rủi ro không mong muốn.

Thông tin về vấn đề “Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ khi mắc bệnh. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Mẩn ngứa phát ban: nguyên nhân & hướng điều trị

Mẩn ngứa phát ban là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng/...

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

Nổi mẩn ngứa cần phải được khám bệnh và tìm ra nguyên nhân để dễ dàng chữa trị.

Bị mẩn ngứa khám ở đâu tại TP. HCM và Hà Hội?

Chứng mẩn ngứa ở da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân cần khám bệnh để tìm...

Nổi mề đay khắp người là gì?

Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Nổi mề đay khắp người là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm...

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Vào những ngày mang thai cuối chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể của người có rất nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *