Cách dùng dầu dừa trị viêm da cơ địa đơn giản tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa và khô da là triệu chứng điển hình ở người bị viêm da cơ địa. Dầu dừa được xem là “kem dưỡng ẩm tự nhiên” có khả năng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở người mắc bệnh về da, bao gồm viêm da cơ địa.

chữa viêm da cơ địa bằng dầu dừa
Dầu dừa được xem là “kem dưỡng ẩm tự nhiên” có khả năng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở người bị viêm da cơ địa.

Công dụng của dầu dừa trong việc điều trị bệnh chàm

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em. Bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, tác nhân kích ứng và dị ứng của da, khiến cho làn da dễ bị kích thích và dị ứng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.

Người bị viêm da cơ địa thường xuất hiện triệu chứng đặc trưng là:

  • Khô da
  • Da ngứa, rát, sưng do gãi
  • Da dày, nứt, bong tróc vảy
  • Xuất hiện vết nứt nhỏ, gãi nhiều có thể gây chảy mủ hoặc máu.
  • Ngứa da, nhất là vào ban đêm.
  • Da xuất hiện mảng đỏ hoặc nâu xám tại vị trí tay, chân, cổ, ngực, mí mắt, đầu gối, khuỷu tay…

Các triệu chứng trên có thể được cải thiện bằng thuốc tây hoặc bằng thảo dược có sẵn trong tự nhiên như dầu dừa. Sở dĩ dầu dừa có thể làm được điều đó là nhờ vào những đặc tính và công dụng sau đây:

dầu dừa trị viêm da cơ địa
Dầu dừa sở hữu nhiều đặc tính tuyệt vời giúp khắc phục viêm da cơ địa.
  • Dưỡng ẩm

Viêm da cơ địa gây khô da, da thiếu nước. Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Quốc tế cho thấy dầu dừa nguyên chất có thể làm tăng khả năng giữ nước của tế bào, dưỡng ẩm cho làn da.

  • Ức chế hoạt động của vi khuẩn

Theo một bản tóm tắt được báo cáo trên Tạp chí của Hiệp hội các nhà hóa học dầu Hoa Kỳ, dầu dừa chứa hàm lượng lớn axit lauric – một loại axit béo có lợi cho sức khỏe, được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ. Khi đi vào cơ thể, axit lauric sẽ chuyển hóa thành một hợp chất khác được gọi là monolaurin. Hợp chất này có tác dụng nổi bật là ức chế vi khuẩn, virut, nấm gây bệnh, từ đó loại trừ những khả năng bị nhiễm trùng da do ngứa, gãi. Axit lauric có trong dầu dừa cũng làm tăng khả năng hấp thu và dưỡng ẩm cho làn da.

  • Giảm viêm và đau

Dầu dừa có đặc tính chống viêm nên có thể giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm, viêm da cơ địa gây nên.

  • Khắc phục tình trạng mất cân bằng oxy hóa

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Chẩn đoán chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có thể có lợi trong điều trị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm. Dầu dừa có thể giúp cơ thể cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa, từ đó khắc phục triệu chứng bệnh.

*** Dầu dừa không phải là thuốc chữa bệnh, không có khả năng điều trị viêm da cơ địa triệt để. Song với đặc tính vừa liệt kê, nguyên liệu từ tự nhiên trên có thể làm dịu, giảm kích ứng, nguy cơ nhiễm trùng do viêm da cơ địa hiệu quả.

Hướng dẫn cách trị viêm da cơ địa bằng dầu dừa

Dầu dừa tồn tại ở thể lỏng. Tuy nhiên, vào những ngày đông giá, dầu dừa có thể bị đông lại. Lúc này, bạn chỉ cần múc một muỗng nhỏ, cho vào lòng bàn tay, dùng hai tay chà xát để hóa lỏng rồi bôi lên da.

Để cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, nên thoa dầu dừa lên da 2 lần mỗi ngày, có thể dùng nhiều hơn nếu cảm thấy cần thiết. Dầu dừa có thể được dùng như bất kỳ sản phẩm kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm khác.

Bôi dầu dừa thường xuyên có thể ngăn chặn triệu chứng bệnh viêm da cơ địa quay trở lại hoặc bùng phát nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa bằng dầu dừa

Nếu có nhu cầu dùng dầu dừa điều trị bệnh viêm da cơ địa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không ngừng áp dụng các liệu trình y tế khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để biết thêm lợi ích cũng như cách sử dụng dầu dừa trị bệnh phù hợp.
  • Không dùng dầu dừa điều trị viêm da cơ địa nếu bạn bị dị ứng với chúng. Một số trường hợp bị dị ứng với quả óc chó, quả phỉ cũng có nguy cơ bị dị ứng với dầu dừa – đây được gọi là phản ứng chéo. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng nếu chưa biết chắc mình có bị dị ứng hay không.
  • Nên chọn dầu dừa hữu cơ nguyên chất để hạn chế tối đa những thành phần hóa chất (thường có trong dầu dừa thông thường) gây kích ứng lên da.
  • Bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng. Nếu dầu dừa có biểu hiện rộng, bạn có thể hóa lỏng bằng cách dùng hai tay chà xát vào nhau rồi thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Dầu dừa dây lên mắt có thể gây nhìn mờ, hạn chế tầm nhìn. Do đó, cần thận trọng khi dùng dầu dừa bôi lên khu vực này.
  • Bôi dầu dừa thường xuyên, đều đặn (ít nhất hai lần mỗi ngày), nên bôi và để qua đêm để tăng khả năng giữ ẩm và giảm viêm da.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng của dầu dừa trong việc điều trị viêm da cơ địa nói chung và bệnh da liễu khác nói riêng. Mặc dù không thể điều trị được bệnh triệt để nhưng đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm cực kỳ tuyệt vời trong việc cải thiện triệu chứng khó chịu trên da. Áp dụng thường xuyên, phối hợp với thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Viêm da cơ địa dễ tái phát vào mùa lạnh và cách phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng và không lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh xảy...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Các thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai

Những điều cơ bản cần biết khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai nếu không cẩn thận có thể sẽ làm ảnh hưởng...

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng là bệnh gì, có lây không?

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân khiến da bị sưng, đỏ...

thuốc điều trị viêm da cơ địa

Các loại thuốc trị viêm da cơ địa phổ biến và lưu ý

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa bao gồm cả thuốc bôi tại chỗ và thuốc dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *