5 Cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không hiệu quả bất ngờ
Hiện nay đang có rất nhiều người áp dụng cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không. Phương pháp này có thể cho hiệu quả tích cực nếu thực hiện đúng cách trong giai đoạn bệnh nhẹ đến trung bình.
Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không có hiệu quả?
Trong số các bệnh lý về da liễu thì viêm chân lông là vấn đề khá phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Căn bệnh này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như viêm nang lông, viêm lỗ chân lông. Tất cả đều chỉ chung tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các chân lông khiến da bị ngứa ngáy, nổi nốt sần đỏ hoặc mụn mủ.
Để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, dân gian thường sử dụng lá trầu không trị viêm chân lông tại nhà. Loại lá này thường có mặt trong các đám cưới hỏi của người dân Việt hoặc được các cụ già nhai chung với quả trầu và vôi tôi để làm sạch miệng, ngăn ngừa sâu răng. Nó chứa nhiều tinh dầu tạo nên hương vị cay nồng và mùi hắc đặc trưng của lá.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần phenol trong lá trầu có thể giúp cải thiện tình trạng viêm chân lông. Nó hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn sống trú ẩn trong các lỗ chân lông, đồng thời giảm ngứa da, làm sạch chất bã nhờn, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu phát sinh ở khu vực bị bệnh.
Thêm vào đó, lá trầu không còn cung cấp nhiều vitamin C, Axit amin, Tanin và Methyl eugenol. Những chất này có khả năng làm se khít lỗ chân lông, ngăn chặn sự hình thành của các vết thâm sẹo ở khu vực tổn thương, mang đến cho bạn một làn da sáng mịn hơn.
Mặc dù có tác dụng tốt song bạn cần lưu ý rằng các hoạt chất trong lá trầu chỉ đủ mạnh để đối phó với những trường hợp bị viêm chân lông ở cấp độ nhẹ đến trung bình và phạm vi ảnh hưởng không quá rộng. Ngược lại, nếu viêm chân lông gây tổn thương da nặng, có biểu hiện viêm loét, bội nhiễm vi khuẩn thì dùng lá trầu chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, không thể thay thế được cho thuốc kháng sinh
Xem thêm: 13+ Cách Chữa Bệnh Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản
5 Cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không
Khi sử dụng lá trầu không chữa viêm chân lông, người bệnh nên chọn những lá bánh tẻ còn tươi, không bị héo úa hoặc bị sâu bệnh. Những lá quá già hoặc quá non đều không có dược tính tốt bằng. Ở các khu vực thành phố, lá trầu không được bán sẵn ngoài chợ. Bạn có thể mua lượng đủ dùng trong ngày về chữa bệnh theo những công thức dưới đây:
1. Trị viêm lỗ chân lông bằng nước cốt lá trầu không
Thoa nước cốt lá trầu không nguyên chất trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng sẽ tạo điều kiện để da hấp thu được tối đa những hoạt chất có lợi trong lá. Với đặc tính sát trùng, chống viêm mạnh mẽ, nước cốt lá trầu sẽ làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn, giảm đau nhức, tiêu sưng và cắt đứt cơn ngứa ngáy khó chịu trên da.
– Chuẩn bị: 3 – 5 lá trầu không
– Cách sử dụng:
- Trước tiên bạn đem lá trầu rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ sạch bụi bẩn bám dính trên lá. Tiến hành khử khuẩn bằng cách ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
- Vớt lá ra chờ cho ráo nước bỏ vào máy xay nhuyễn
- Bọc lá trầu xay vào một miếng vải sạch, vắt lấy nước cốt
- Cuối cùng dùng một miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang nhúng vào chén nước lá trầu nhẹ nhàng thoa lên khu vực da bị viêm chân lông. Thoa lại thêm 2 – 3 lần nữa khi da khô lại.
- Mỗi ngày bạn nên áp dụng cách trị viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không theo hướng dẫn trên 2 lần. Mỗi lần để 30 phút rồi vệ sinh da lại bằng nước sạch.
2. Uống trà lá trầu không chữa viêm chân lông
Song song với mẹo thoa nước cốt lá trầu không ngoài da, bạn có thể sử dụng loại lá này làm trà hãm uống để đẩy lùi bệnh từ bên trong cơ thể.
– Chuẩn bị: 20g lá trầu không bánh tẻ
– Cách sử dụng:
- Rửa và ngâm lá trầu với nước muối để khử khuẩn
- Vò nhẹ cho lá trầu hơi nhàu
- Cho vào ấm hãm với nước sôi trong 15 phút
- Chuẩn bị khoảng 20 gram lá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
- Rót ra ly cho nguội uống hết trong ngày
3. Dùng lá trầu không làm mặt nạ đắp da trị viêm chân lông
Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không này thích hợp cho những người có biểu hiện nổi mụn sưng đỏ hoặc mụn mủ. Đắp trực tiếp bã trầu lên da sẽ cho tác dụng mạnh hơn là chỉ thoa nước.
– Chuẩn bị: Lá trầu không, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào phạm vi da bị ảnh hưởng
– Cách sử dụng:
- Sau khi rửa sạch bằng nước muối, bạn cho lá trầu vào cối giã nát
- Lấy bã lá trầu ra đắp một lớp mỏng che phủ toàn bộ khu vực bị viêm chân lông
- Giữ cho mặt nạ cố định trên da khoảng 20 phút rồi bỏ ra, lấy nước rửa lại cho sạch.
- Thực hiện cách ngày để các triệu chứng bệnh không còn làm phiền đến bạn
4. Kết hợp lá trầu không với muối làm thuốc ngâm rửa chữa viêm chân lông
Đặc tính kháng viêm mạnh mẽ của muối kết hợp chung với lá trầu không là một phương án hữu hiệu để rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao hiệu quả khi sử dụng.
– Chuẩn bị: 3 lá trầu không, 1 thìa cà phê muối ăn
– Cách sử dụng:
- Rửa sạch, thái nhuyễn lá trầu
- Đun sôi 500ml – 1 lít nước rồi cho lá trầu vào, để nhỏ lửa khoảng 5 phút
- Cuối cùng lọc nước lá trầu đổ ra thau, thêm muối vào quậy cho tan hoàn toàn
- Khi nước nguội bớt, tiến hành ngâm vùng da bị bệnh vào nước lá trầu khoảng 10 phút. Sau đó lấy rửa để làm thông thoáng các lỗ chân lông bị viêm.
Tham khảo thêm: 6 Cách Trị Viêm Nang Lông Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả
5. Trị viêm nang lông bằng cách tắm nước lá trầu không
Trường hợp bị viêm nang lông ở các khu vực da có diện tích rộng như ngực, lưng hay nhiều vị trí trên cơ thể, bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện khi phải thoa nước lá trầu quá nhiều. Chưa kể, nước lá trầu không có thể dính vào quần táo tạo mùi và rất khó giặt sạch. Sử dụng nước lá trầu tắm rửa hàng ngày chính là một giải pháp thay thế tiện lợi hoàn hảo.
– Chuẩn bị: 10 – 15 cái lá trầu
– Cách sử dụng:
- Lá trầu không rửa cho sạch bụi bẩn rồi vò nát
- Cho lá trầu vào nồi, đổ thêm 2 lít nước sạch vào đun sôi kỹ trong 5 – 7 phút
- Gạn nước lá ra một cái chậu sạch, pha thêm ít nước lạnh vào cho nguội dùng tắm rửa hàng ngày. Khi tắm, lấy xác lá trầu chà nhẹ lên khu vực bị bệnh để bớt ngứa và giúp da nhanh hết viêm hơn.
Lưu ý quan trọng cần biết khi trị viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không
- Trường hợp bị dị ứng với lá trầu không nên áp dụng
- Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi đắp lá trầu lên ngực vì có thể gây mất sữa
- Sử dụng lá trầu không sạch, không chứa thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản. Để đảm bảo an toàn tốt nhất nên rửa lá trầu qua vài lượt nước rồi ngâm kỹ với nước muối trước khi dùng.
- Không đắp lá trầu lên vùng da bị trầy xước
- Trong quá trình áp dụng cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không, bạn nên cố gắng uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, mặc quần áo rộng rãi và không dùng tay gãi ngứa khiến da có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm nang lông ở mặt: Cách điều trị và phòng ngừa
- 5 Loại sữa tắm trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!