Sau sinh bị viêm lỗ chân lông có tự hết không?

Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng, sau khi sinh họ rất dễ bị các vấn đề bất thường về da, trong đó có tình trạng viêm lỗ chân lông. Đây mặc dù không phải là tổn thương quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái. Liệu viêm lỗ chân lông sau sinh có tự hết không? Làm sao để điều trị an toàn?

sau khi sinh bị viêm lỗ chân lông
Sau khi sinh bị viêm lỗ chân lông có tự khỏi được không hay phải điều trị

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Sau sinh bị viêm lỗ chân lông – Nguyên nhân và biểu hiện

Viêm lỗ chân lông là bệnh da liễu đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kích hoạt ngay tại vị trí các nang lông. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính.

Thống kê ghi nhận rằng, phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ bị viêm lỗ chân lông cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt mụn hay cụm mụn ở các vị trí có nhiều nang lông như vùng kín, nách, mặt, đầu hay tay chân.

Ngoài tổn thương trên da thì bệnh còn khiến sản phụ ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Mặc dù không phải là bệnh lý da liễu nghiêm trọng nhưng viêm lỗ chân lông lại gây ra rất nhiều phiền toái.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho triệu chứng viêm lỗ chân lông bùng phát. Riêng với trường hợp phụ nữ sau sinh thì những nguyên nhân sau đây được cho là đặc thù hơn:

  • Tiết mồ hôi quá nhiều: Đổ mồ hôi nhiều một cách bất thường là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai cũng như sau khi sinh. Mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, gây ngứa ngáy và kích hoạt tình trạng viêm nhiễm. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm lỗ chân lông sau khi sinh.
  • Rối loạn nội tiết tố: Sau quá trình sinh nở, tuyến yên ở cơ thể phụ nữ sẽ tăng sản xuất hormone prolactin để kích thích sản xuất sữa mẹ. Sự gia tăng của loại hormone này có thể ức chế buồng trứng phóng thích estrogen và progesterone. Nội tiết tố bị rối loạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, hệ miễn dịch, tâm lý. Từ đó tạo điều kiện cho các triệu chứng bất thường bùng phát trên da.
  • Yếu tố tâm lý: Do ảnh hưởng của hormone nên những phụ nữ sau sinh thường có tâm lý bất ổn. Cùng với đó là việc chăm sóc con cái vất vả cũng gây mệt mỏi, lo âu. Yếu tố này cũng được cho là gián tiếp ảnh hưởng đến sự kích hoạt của các bệnh viêm da.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Thống kê ghi nhận, bệnh viêm lỗ chân lông có nguy cơ cao kích hoạt ở những người có hệ miễn dịch yếu. Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng có sức đề kháng giảm rõ rệt khi phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở vất vả.
viêm nang lông sau sinh
Áp lực chăm con khiến tâm lý sản phụ căng thẳng, tạo điều kiện cho các bệnh viêm da bùng phát

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh bị viêm nang lông còn liên quan đến một số yếu tố khác như:

  • Vệ sinh da kém, nhất là thói quen hạn chế tắm ở 1 tháng đầu sau sinh ở nhiều vùng miền
  • Mặc quần áo chật chội, không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
  • Nằm bếp than khiến cơ thể nóng nực, đổ nhiều mồ hôi
  • Thói quen cạo lông hay thắt hoặc cột tóc quá chặt

2. Các biểu hiện đặc trưng

Bệnh viêm lỗ chân lông xảy ra sau khi sinh cũng sẽ có những triệu chứng tương tự như các trường hợp khác. Bạn có thể chú ý đến các biểu hiện sau để sớm phát hiện bệnh:

  • Xuất hiện các cụm mụn màu đỏ hay có đầu trắng xuất hiện ngay tái các nang lông hoặc vùng da cận kề.
  • Khi bệnh dần tiến triển, các mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện.
  • Tổn thương da thường đi kèm với tình trạng ngứa rát rất khó chịu.
  • Vùng da ảnh hưởng đôi khi còn bị sưng lên và gây đau.

Những triệu chứng viêm lỗ chân lông thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề bất thường về da khác. Chính vì thế, sản phụ cần sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp điều trị đúng đắn.

Sau sinh bị viêm lỗ chân lông có tự hết không?

Viêm lỗ chân lông không phải là bệnh lý nghiêm trọng và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ở một số trường hợp, nếu bệnh kích hoạt ở mức độ nhẹ và khu trú trên phạm vi nhỏ thì các giải pháp chăm sóc tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Triệu chứng của bệnh có thể tự thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày chăm sóc tốt tại nhà.

viêm lỗ chân lông sau sinh
Bệnh viêm lỗ chân lông sau sinh thường khiến chị em ngứa ngáy, khó chịu

Tuy nhiên, nếu bệnh kích hoạt sau khi sinh vì việc tự động thuyên giảm là rất khó có khả năng. Bởi tại thời điểm này có rất nhiều yếu tố tạo thuận lợi, các yếu tố này liên quan trực tiếp đến cơ địa và thể trạng của sản phụ.

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời thì các vấn đề nghiêm trọng còn rất dễ phát sinh. Việc chủ quan không điều trị hay điều trị sai cách có thể khiến phụ nữ sau sinh gặp phải các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng kích hoạt và lây lan trên phạm vi rộng
  • Xuất hiện các nốt nhọt dưới da
  • Lỗ chân lông bị phá hủy hoàn toàn
  • Vùng da bị bệnh tổn thương nặng và để lại sẹo vĩnh viễn

Cách điều trị viêm lỗ chân lông sau sinh an toàn

Phụ nữ sau khi sinh, nhất là đang trong thời kỳ cho con bú được xếp vào nhóm đối tượng nhạy cảm. Chính vì thế cần cẩn trọng khi điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, viêm lỗ chân lông chỉ là bệnh ngoài da nên việc khắc phục cũng sẽ không quá phức tạp.

Sau khi sinh bị viêm nang lông có thể điều trị theo các giải pháp sau:

1. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Khi tình trạng viêm nhiễm vừa mới kích hoạt, tổn thương ở nang lông còn nhẹ thì việc áp dụng các mẹo tự nhiên hoàn toàn có khả năng đáp ứng tốt. Hơn nữa, giải pháp này thường tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên lành tính, có độ an toàn cao nên các sản phụ có thể yên tâm áp dụng.

Dưới đây là một số mẹo chữa mà chị em có thể tham khảo thực hiện ngay tại nhà:

– Chườm đắp nước muối loãng

Trong trường hợp bị ngứa ngáy và sưng nhiều khi bệnh mới kích hoạt thì bạn nên dùng nước muối loãng để chườm đắp trực tiếp lên vùng da ảnh hưởng. Giải pháp này sẽ giúp làm dịu da, đồng thời giảm sưng, ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm lan tỏa rộng.

chữa viêm nang lông sau sinh
Có thể dùng nước muối loãng để chườm đắp lên vùng da tổn thương do viêm nang lông

Cách thực hiện:

  • Hòa tan khoảng 2 thìa muối biển trong 300ml nước lọc
  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh để 5 – 7 phút
  • Dùng gạc y tế thấm vào nước muối mát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương
  • Trước khi đắp cần vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị
  • Có thể duy trì đều đặn 2 lần/ngày

– Dùng nha đam chữa viêm lỗ chân lông sau sinh:

Nhiều nghiên cứu ghi nhận, nha đam có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và làm lành vết thương rất tốt. Các vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào trong nguyên liệu này cón kích thích sản sinh các tế bào da mới. Đồng thời giúp da trở nên đều màu hơn.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 lá nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ, cạo lấy phần gel trong
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị viêm lỗ chân lông rồi thoa gel nha đam lên
  • Để khô tự nhiên trong vòng 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại
  • Với cách này có thể áp dụng với tần suất 1 lần/ngày

– Chữa viêm nang lông sau sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu chăm sóc da quen thuộc có chứa hàm lượng Monolaurin dồi dào. Hoạt chất này có khả năng hoạt động tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên. Nó giúp diêu diệt vi khuẩn, vi nấm từ sâu trong lỗ chân lông. Ngoài ra, hàm lượng cao vitamin và chất chống oxy hóa trong dầu dừa còn giúp giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm da và thúc đẩy quá trình sửa chữa tổn thương.

sau khi sinh bị viêm lỗ chân lông có tự khỏi không
Chị em có thể dùng dầu dừa để kiểm soát triệu chứng khi bị viêm lỗ chân lông sau sinh

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh và lau khô vùng da cần điều trị
  • Dùng 1 lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên
  • Massage trong vài ba phút rồi để khô tự nhiên thêm 10 phút nữa
  • Rửa lại cho sạch với nước mát

2. Dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ

Do có nhiều yếu tố thuận lợi kích hoạt nên bệnh viêm lỗ chân lông sau khi sinh thường rất dễ diễn tiến nặng. Trong nhiều trường hợp, các mẹo tự nhiên sẽ không thể đáp ứng tốt và kiểm soát được bệnh.

Chính vì vậy, sản phụ cần sớm thăm khám để bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc. Sử dụng thuốc kịp thời sẽ giúp cải thiện tức thì các triệu chứng sưng viêm. Đồng thời có khả năng làm giảm đau nhức và ngứa ngáy. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da kích hoạt.

Sau đây là một số loại thuốc bôi có thể được kê toa:

  • Metronidazole
  • Clindamycin
  • Kem chứa Steroid

Các loại thuốc bôi ngoài da thường rất hiếm khi ảnh hưởng đến nguồn sữa nên được đánh giá là an toàn với sản phụ. Tuy nhiên, tránh bôi thuốc ở vú hay các vị trí xung quanh khi đang có bé bú để hạn chế tiếp xúc.

chữa viêm lỗ chân lông sau sinh
Khi bị viêm lỗ chân lông sau sinh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trong trường hợp vùng da bệnh có xuất hiện bội nhiễm thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng kháng sinh phù hợp.

Một số nhóm kháng sinh được sử dụng có thể là:

  • Dicloxacillin
  • Cephalexin
  • Minocycline
  • Ciprofloxacin
  • Levofloxacin
  • Doxycyclin

Việc dùng kháng sinh đường uống thường dễ phát sinh phản ứng phụ và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn cần ngưng cho bé bú theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc kháng viêm thông thường như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để hỗ trợ thêm. Cần chú ý, mọi loại thuốc chữa viêm lỗ chân lông sau sinh cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Khi toa thuốc chưa đáp ứng tốt hay gây phản ứng bất thường, hãy báo cáo lại ngay để bác sĩ kịp thời điều chỉnh.

3. Các biện pháp chăm sóc khác

Ngoài việc áp dụng các mẹo tự nhiên và dùng thuốc điều trị thì chị em cần kết hợp chăm sóc tốt. Điều này không chỉ hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mà còn dự phòng được nguy cơ bệnh tái phát.

Cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát lên vùng da đang bị viêm lỗ chân lông. Đồng thời khi tắm cũng không nên kỳ cọ quá mạnh lên trên bề mặt da nhiễm bệnh.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể mỗi ngày, chú trọng hơn ở vùng da bệnh. Tránh để mồ hôi hay dầu thừa bám quá lâu trên da.
  • Không nên cạo lông quá thường xuyên. Nếu có ý định tẩy lông, hãy chọn cơ sở uy tín để thực hiện.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm hay các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da chứa nhiều cồn hay chất tẩy rửa mạnh.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, ưu tiên sản phẩm kem dưỡng dịu nhẹ, lành tính, có nguồn gốc thảo dược.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời tăng hàng rào bảo vệ da cũng như thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
  • Khi di chuyển ngoài trời cần chú ý che chắn da cẩn thận, mặc áo khoác, quần dài, đội mũ, đeo khẩu trang. Và tuyệt đối không quên bước thoa kem chống nắng.

Sau sinh bị viêm lỗ chân lông sẽ rất khó có thể tự hết nếu không can thiệp điều trị và chăm sóc tốt. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bất thường trên da, nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Bệnh viêm lỗ chân lông sẽ nhanh chóng được kiểm soát khi điều trị đúng cách và chăm sóc tốt tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông không được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, việc...

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông là một bệnh da liễu thường gặp. Tuy không có khả năng lây nhiễm và không gây...

viêm lỗ chân lông ở tay

Viêm lỗ chân lông ở tay – Hay gặp nhưng dễ trị

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở tay rất dễ gặp và gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy khó...

Chữa bệnh viêm nang lông bằng đông y và những điều cần lưu ý

Cách điều trị viêm nang lông bằng Đông y hiệu quả

Điều trị viêm nang lông bằng đông y cần phải dựa vào triệu chứng và mức độ bệnh lý để...

Trị viêm lỗ chân lông bằng Baking Soda có hiệu quả?

Trị viêm lỗ chân lông bằng Baking Soda hiện đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng mà chưa...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. NhiNhi says: Trả lời

    Chào bác sỹ, sau sinh 3 tháng đang cho con bú có dùng được kela lotion không ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.