Bị viêm nang lông kéo dài lâu năm phải làm sao?
Rối loạn tuyến dầu, suy giảm hệ miễn dịch, khí hậu nóng, độ ẩm cao, thường xuyên nhổ lông, sử dụng kháng sinh lâu dài… là những nguyên nhân khiến viêm nang lông kéo dài, dễ tái phát. Để điều trị tận gốc, cần phải nắm rõ nguyên nhân để đưa ra cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nào khiến viêm nang lông kéo dài dai dẳng?
Mặc dù ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhưng viêm nang lông lại thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát. Bởi các yếu tố gây bệnh luôn tồn tại, dễ xâm nhập nhưng lại khó loại bỏ hoàn toàn. Sở dĩ, viêm nang lông kéo dài dễ tái phát là do những yếu tố sau:
Sự bất thường bên trong cơ thể
Rối loạn thần kinh, hệ miễn dịch suy giảm, mắc bệnh nội tiết, tiểu đường… thường dễ gây bệnh viêm nang lông. Nếu muốn bệnh viêm nang lông nặng được điều trị dứt điểm, trước tiên cần phải chữa triệt để những căn bệnh này.
Bị rối loạn tuyến dầu
Chất dầu ngày càng đặc hoặc tuyến dầu hoạt động quá mức là những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh khó chữa. Nó sẽ làm dính, bít các lỗ chân lông, sự phát triển của các sợi lông bị cản trở. Đồng thời những tế bào chết sẽ tích tụ ở trong nang lông, bít chặt nang lông và gây viêm.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng độ acid cũng là một trong những yếu tố khiến viêm nang lông nặng thêm. Vì với tình trạng này, nó sẽ làm tăng tốc độ mất nước ở da. Điều này khiến cho các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển và gây viêm ở nang lông.
Những tình trạng này thường là do sự di truyền từ bố mẹ cho con. Chính vì là di truyền nên rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy mà những người này bị viêm nang lông kéo dài, dễ tái phát.
Sự tác động của các yếu tố gây bệnh
Sống trong môi trường có khí hậu nóng, nhiệt độ cao hoặc môi trường bị ô nhiễm… chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nang lông. Đây lại là những tác nhân khó kiểm soát, vì thế việc điều trị triệt để bệnh là rất khó khăn.
Tham khảo thêm: 6 Cách trị viêm nang lông bằng muối đơn giản, hiệu quả
Do thói quen xấu
Những thói quen hàng ngày như cạo lông, nhổ râu, dùng kem bôi có chứa corticoid, dùng kháng sinh… tưởng như vô hại nhưng thực chất, chúng rất dễ gây bệnh viêm nang lông. Để bệnh viêm nang lông không nặng thêm thì cần phải thay đổi thói quen này.
Cần làm gì khi bệnh viêm nang lông kéo dài?
Thông thường, điều trị bệnh viêm nang lông không phải là việc khó khăn. Việc mà người bệnh cần phải làm là đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Điều này lại càng cần thiết đối với những người bị viêm nang lông kéo dài lâu năm.
Khi đã được chẩn đoán và xác định được từng thể bệnh, viêm nang lông sẽ được điều trị như sau:
Dùng thuốc tây
- Viêm nang lông nông: Dùng các dung dịch sát khuẩn để bôi lên vùng da tổn thương
- Viêm nang lông sâu: Bên cạnh việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn để thoa lên vùng viêm, cần phải kết hợp điều trị bằng các loại kháng sinh đường uống.
- Mọc đinh râu: Phối hợp điều trị bằng nhiều kháng sinh đường tiêm
- Mọc nhọt và hậu bối: Các loại kháng sinh tại chỗ và toàn thân sẽ được chỉ định. Nếu có mủ cần phải mổ để lấy ngòi mủ.
- Sycosis: Uống kháng sinh, đồng thời thay đổi cơ địa bằng vắc xin tụ cầu và histaglobin.
Tham khảo thêm: Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?
Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Với những người bị viêm nang lông kéo dài lâu năm, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là điều cần thiết. Để bệnh được chữa lành và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, cần chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, vào mùa hè nên giữ cho da khô thoáng. Có thể sử dụng các loại sữa tắm trị viêm nang lông tốt cho da để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý ngưng sử dụng khi chưa được sự đồng ý.
- Không cạo, nhổ lông hoặc gãi, chà xát mạnh trên da khi đang bị bệnh.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các loại xà phòng, hóa chất, các chất tẩy rửa để tránh kích ứng da.
- Không mặc quần áo hoặc đội những loại mũ chật, không thấm hút mồ hôi.
- Nên tăng cường bổ sung các loại vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và khu vực xung quanh. Tránh đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Bệnh viêm nang lông nặng thường khó chữa dứt điểm, dễ tái phát. Vì vậy, việc cần làm là phải nhanh chóng đi khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, không để chúng tiến triển nặng thêm.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!