Top 6 loại thuốc chữa chốc lở hiệu quả, được tin dùng nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và là một bệnh về da dễ lây lan, gây đau và có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chốc lở bằng cách sử dụng thuốc uống và thuốc bôi để điều trị tại chỗ.

TOP 6 loại thuốc trị chốc lở hiệu quả nhất

Chốc lở là một bệnh ngoài da do sự xâm nhập và gây nhiễm trùng của cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus. Bệnh có khả năng lây lan và có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể (kể cả ở miệng, bàn tay, bàn chân, mũi). Khi bị chốc lở, làn da của người bệnh sẽ có những biểu hiện như nổi mụn nước, hình thành vết loét, rỉ dịch, ngứa ngáy, sưng viêm…

Chốc lở có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc bôi tại chỗ, trường hợp nặng hơn thì cần kết hợp dùng thuốc bôi và uống kháng sinh toàn thân.

Thuốc kháng sinh toàn thân

Đối với phương pháp dùng thuốc toàn thân thì các bác sĩ thường sẽ chọn cho bệnh nhân những nhóm kháng sinh có khả năng tác động đến nhóm vi khuẩn Gram dương (+) như Oxacillin, Cloxacillin hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1-2 như Cephalexin. Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Oxacicllin

Đây là kháng sinh thuộc nhóm Isoxazolyn penicillin, có công dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn (kể cả tụ cầu khuẩn có tiết men Penicillinase). Chính vì vậy mà hiệu quả của thuốc trong việc điều trị tụ cầu được đánh giá tương đối tốt. Oxacillin hấp thụ tốt hơn khi đói, do đó người bệnh nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 1h đồng hồ.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng da, ngứa ngáy, nổi ban đỏ, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Trong quá trình dùng Oxacillin, cần tránh uống đồng thời với thuốc tránh thai và thuốc nhóm Tetracyclin, tương tác thuốc sẽ làm giảm hiệu lực của các hoạt chất.

thuốc kháng sinh chữa chốc lở
Có thể trị chốc lở bằng cách kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc bôi tại chỗ.

2. Cloxacillin

Cũng là một kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, thuốc có khả năng diệt khuẩn, diệt tụ cầu kể cả tụ cầu tiết Penicillinase. Thuốc chống chỉ định với trẻ sơ sinh, người bị suy thận nặng, suy gan, phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú, người bị dị ứng với Cephalosporin. Loại kháng sinh này cần dùng trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để cơ thể hấp thụ được tốt nhất.

3. Các thuốc khác thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, II

Nhóm thuốc này cũng có hiệu quả điều trị tụ cầu và vi khuẩn Gram (+) như 2 loại kháng sinh ở trên. Trong đó, Cephalexin thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ I có công dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn.

Tuy nhiên, dùng thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm gan, buồn nôn, nổi mề đay, dị ứng, viêm gan, viêm thận kẽ, vàng da ứ mật…

=> THAM KHẢO THÊM: Những Biến Chứng Của Bệnh Chốc Lở Dễ Xảy Ra

Thuốc bôi chữa chốc lở tại chỗ

Các loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chốc lở gồm:

1. Thuốc màu Castellani

Một số loại thuốc có khả năng kháng khuẩn tại chỗ như: dung dịch thuốc màu Milian và Castellani. Chúng có tác dụng sát khuẩn trong trường hợp những tổn thương do chốc lở gây ra ở mức nhẹ (mụn nước mới mọc, bọng nước vừa bị vỡ).

Cần được bôi ngày 1 – 2 lần với lượng vừa đủ phủ kín bề mặt vết chốc lở. Ưu điểm của nó là có khả năng kháng khuẩn rất cao, mau chóng làm khô bề mặt nhưng lại có nhược điểm là sẽ để lại màu xanh trên da, khó chùi rửa.

thuốc bôi trị bệnh chốc lở
Chốc lở là một bệnh ngoài da nên cần được điều trị trực tiếp bằng các loại thuốc bôi kháng khuẩn.

2. Thuốc mỡ (có kháng sinh)

Một loại thuốc bôi thường được dùng khi bị chốc lở là thuốc mỡ có kháng sinh hoặc có chất diệt khuẩn như Gentamycin, Neomycin, Mupirocin, và Acid fusidic.

Người bệnh lưu ý dùng thuốc từ 1-2 lần/ ngày, mỗi lần bôi chỉ lấy lượng vừa đủ phủ kín bề mặt vết thương. Trường hợp nên dùng thuốc mỡ là ở bệnh chốc lở do tụ cầu kháng Methicillin gây ra, ngược lại thì các tổn thương ướt và chảy dịch nhiều thì không nên sử dụng.

Đối với thuốc mỡ/ cream có kháng sinh và cả Corticoid dạng nhẹ và trung bình như Fucidin H, Fucicort, Neocortef thì có thể dùng trong giai đoạn chốc lở nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng khi bôi thuốc vì nó sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ, tốt nhất không được sử dụng ở diện rộng, vùng da mỏng, nhiều nếp gấp và không lạm dụng lâu dài.

3. Thuốc tím

Thuốc tím có thành phần kháng khuẩn rất cao, lại có thể phù hợp với hầu hết đối tượng do tính an toàn khá cao của nó. Để sử dụng thuốc tím trị chốc lở, người bệnh chỉ cần pha loãng thuốc tím với tỉ lệ 1/10.000 với nước. Tắm vùng da bị tổn thương và các vùng lân cận bằng thuốc tím sẽ nhanh chóng làm khô bề mặt da, giúp da ngưng chảy dịch vàng và ngăn ngừa lây lan.

=> ĐỌC NGAY: Bệnh Chốc Lở Ở Trẻ Em – Những Thông Tin Bố Mẹ Cần Biết

Lưu ý cần biết khi dùng thuốc trị chốc lở

Để đạt hiệu quả cao và tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn, cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc trị chốc lở:

  • Dùng đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý mua thuốc ngoài sử dụng hoặc lạm dụng thuốc quá lâu.
  • Kết hợp vệ sinh làn da tổn thương kỹ lưỡng hàng ngày.
  • Tuyệt đối không cào gãi mạnh để tránh làm tăng nặng tổn thương.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các loại thuốc bôi và thuốc uống thường dùng để điều trị bệnh chốc lở, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Vì những thông tin ở trên chỉ mang tính tham khảo và ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên nào về điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Người bị chốc lở kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh sớm khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng...

biến chứng bệnh chốc lở

7 Biến chứng có thể gặp của bệnh chốc lở và cách ngăn chặn

Chốc lở là một bệnh lý về da thường gặp, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu...

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, hiếm gặp ở người...

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện...

Bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở ở trẻ em cần chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp có thể khởi phát ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *