Thuốc Mupirocin: Công dụng, cách sử dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mupirocin là một loại thuốc kháng sinh tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu như không sử dụng đúng cách. Dưới đây là những thông tin quan trọng về thuốc mà bạn nên biết trước khi sử dụng.

thuốc Mupirocin
Thuốc Mupirocin được dùng để điều trị nhiễm trùng da

  • Tên hoạt chất: Mupirocin
  • Tên biệt dược: Bactoban, Supirocin, Mupirax
  • Dạng thuốc: Thuốc bôi da
  • Nhóm thuốc: thuốc điều trị da liễu

I. Thông tin về thuốc Mupirocin

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Mupirocin, cùng các tá dược khác như Macrogol 400, Macrogol 3350.

2. Dạng bào chế

Thuốc Mupirocin có sẵn ở các dạng:

  • Thuốc mỡ
  • Kem

3. Công dụng

Mupirocin là một chất kháng khuẩn tại chỗ, hoạt động chống lại những vi sinh vật gây ra các bệnh nhiễm trùng da, ví dụ Staphylococcus aureus, bao gồm các chủng kháng methicillin, staphylococci, streptococci. Nó cũng hoạt động chống lại các vi khuẩn gram âm như Escherichia coli và Haemophilusenzae. Thuốc mỡ Mupirocin thường dùng điều trị các bệnh chốc lở, viêm nang lông, viêm da.

Tuy nhiên, nó không có hiệu quả chống lại nấm hoặc virus. Thuốc này đôi khi cũng được sử dụng với công dụng khác, hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin.

4. Cách sử dụng

Trước tiên, người bệnh nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không sử dụng nhiều hơn hoặc lâu hơn so với yêu cầu. Vì như vậy có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc kích ứng da.

cách sử dụng Mupirocin
Sử dụng thuốc Mupirocin theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc này chỉ nên được sử dụng trên da, không thoa trong mắt, mũi, miệng hoặc âm đạo. Không dùng thuốc trên các vùng da có vết cắt, trầy hoặc bỏng. Nếu không may dính vào những khu vực này, hãy rửa sạch ngay bằng nước.

Cách sử dụng thuốc đúng cách:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi sử dụng thuốc này
  • Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng, massage nhẹ nhàng
  • Sau khi áp dụng thuốc này, nên phủ băng gạc tại khu vực điều trị
  • Rửa sạch tay sau khi sử dụng thuốc

5. Liều dùng

Liều dùng thuốc này sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân. Dưới đây là liều dùng tham khảo:

+ Đối với dạng kem

  • Người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi: áp dụng ba lần một ngày trong vòng 10 ngày
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: liều lượng được xác định bởi bác sĩ

+ Đối với dạng thuốc mỡ:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi: áp dụng ba lần mỗi ngày
  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi: liều lượng được xác định bởi bác sĩ

6. Chống chỉ định và thận trọng

Thuốc Mupirocin chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với hoạt chất chính hoặc các thành phần tá dược trong thuốc. Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm cũng nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp nên thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng thuốc này, bao gồm:

  • Người bị tiêu chảy
  • Người đang mang thai, dự định mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em

7. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ khoảng 25 độ C. Không để thuốc ở nơi ẩm ướt và nhiệt độ cao. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Kem A Derma Dermalibour Cream: tác dụng và liều dùng

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Không sử dụng thuốc này với mắt. Nếu nó tiếp xúc với mắt, hãy rửa thật sạch bằng nước.
  • Đừng sử dụng thuốc này với mũi vì có thể khiến bạn cảm thấy châm chích trong mũi hoặc làm khô mũi.
  • Nếu bạn nhận thấy phản ứng dị ứng hoặc kích ứng nghiêm trọng trên da sau khi bôi thuốc, hãy ngừng sử dụng thuốc này và gọi cho bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc này trong thời gian dài có thể khiến các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc nấm phát triển quá mức.
  • Nếu tình trạng nhiễm trùng da của bạn không cải thiện trong vòng 3 – 5 ngày hoặc nếu nó trở nên tồi tệ hơn hãy thông báo và kiểm tra với bác sĩ.
  • Thuốc này có thể gây tiêu chảy, thậm chí xảy ra sau 2 tháng khi bạn ngừng sử dụng thuốc. Không sử dụng bất cứ thuốc nào để điều trị tiêu chảy mà không kiểm tra với bác sĩ.
  • Không trộn lẫn thuốc với các chế phẩm khác vì sẽ làm giảm tác dụng kháng khuẩn.
  • Người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược mà bạn đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

2. Tác dụng phụ

Mupirocin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều xuất hiện nhưng nếu chúng xảy ra, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được điều trị.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Nóng rát, châm chích, đau, ngứa, nổi mẩn đỏ, khô hoặc sưng da
  • Buồn nôn
  • Rỉ dịch ở vị trí nhiễm trùng

Nếu các tác dụng phụ này nhẹ, chúng sẽ biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu chúng không biến mất hoặc nặng hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ và dược sĩ của bạn.

Tác dụng phụ ít phổ biến hơn gồm:

  • Phồng rộp, đóng vảy, kích ứng hoặc ngứa, đỏ da
  • Vết loét
  • Da nứt nẻ, bong vẩy
  • Lở loét, xuất hiện đốm trắng trên môi hoặc lưỡi, bên trong miệng
  • Đau bụng
  • Ho, khó nuốt
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Sốt
  • Nổi mề đay hoặc nổi mụn, mẩn đỏ trên da
  • Sưng trên mặt, mí mắt, lưỡi, cổ họng, tay chân, bộ phận sinh dục
  • Bọng mắt hoặc sưng quanh mắt, mặt, môi, lưỡi
  • Đỏ da
  • Tức ngực
  • Mệt mỏi bất thường
  • Tiêu chảy, có thể có máu

Khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng này, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để hạn chế nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Các tác dụng phụ khác không được liệt kê cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy kiểm tra với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Mupirocin. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về công dụng, liều dùng hoặc cách sử dụng, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

2 Triệu chứng của bệnh tổ đỉa không thể xem thường

Chàm tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng người có liên quan dị ứng hoặc...

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân cần nhận biết sớm để điều trị

Môi trường sống ô nhiễm, chế độ sinh hoạt, các thói quen là những tác nhân hàng đầu khiến trẻ...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông là một bệnh da liễu thường gặp. Tuy không có khả năng lây nhiễm và không gây...

Đừng dại dột chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ!

Chàm sữa là bệnh lý thuộc về cơ địa thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi -  5 tuổi. Bệnh...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Doãn Ngọc DiệpDoãn Ngọc Diệp says: Trả lời

    Trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi bị lên mụn mủ vàng quanh cổ mặt tai thì dùng thuốc gù bôi

  2. Phạm Hồng viPhạm Hồng vi says: Trả lời

    Bé gái e 3 tuổi .bị viêm nang lông.bs tư vans cho e.e xin cảm ơn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *