7 Biến chứng có thể gặp của bệnh chốc lở và cách ngăn chặn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chốc lở là một bệnh lý về da thường gặp, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như chốc loét, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận…

7 Biến chứng của bệnh chốc lở không thể xem thường

Bệnh chốc lở thường khởi phát do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại vi khuẩn gây bệnh, điển hình là streptococcus tụ cầu và staphylococcus liên cầu. Đặc biệt, khi da bị trầy xước hay tổn thương, các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công.

Khi bị chốc lở, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như nổi các đốm đỏ trên da, ngứa, đau. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốt hay tình trạng sưng tấy tại các bộ phận trên cơ thể.

biến chứng bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm điều trị

Thông thường, nếu sớm phát hiện, việc điều trị bệnh chốc lở sẽ không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu không sớm điều trị hay điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sau đây là một số biến chứng thường gặp:

1. Biến chứng tại chỗ

Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh chốc lở. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh từ khu vực này sang khu vực khác. Càng gãi mạnh, thường xuyên vào khu vực da bị bệnh đẩy nhanh mức độ lây lan.

Biến chứng tại chỗ của bệnh chốc lở thường biểu hiện ở 2 dạng:

  • Chàm hóa: Thường xuất hiện khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện thêm nhiều mụn nước gây ngứa.
  • Chốc loét: tổn thương thường ăn sâu, xuất hiện ở những người suy giảm hệ miễn dịch, trẻ em, hay người già.

Những biến chứng tại chỗ thường không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó khăn và cản trở quá trình điều trị.

2. Nhiễm khuẩn

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể xuất hiện nếu tình trạng bệnh chốc lở trở nên tồi tệ, lan trên diện rộng. Bạn có thể dễ gặp hiện tượng áp xe hay mụn nhọt trên da. Sẽ rất nguy hiểm khi áp xe hay mụn nhọt bị vỡ khiến vi khuẩn lan ra và lây nhiễm đến các cơ quan lân cận.

=> THAM KHẢO NGAY: Bệnh Chốc Lở Có Lây Không? Cách Xử Lý Tốt Nhất

3. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu còn được gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết, bệnh lý này khởi phát do các loại vi khuẩn gây nên. Các giả thuyết được đặt ra rằng, đây cũng có thể là một biến chứng của bệnh chốc lở khi không được điều trị sớm.

biến chứng bệnh chốc lở
Nhiễm trùng máu là biến chứng phổ biến mà bệnh chốc lở gây ra

Bạn sẽ thường gặp phải một số triệu chứng như:

  • Sốt khoảng từ 38 độ trở lên.
  • Thở nhanh
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt, mất ý thức

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng, cần nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.

4. Viêm mô tế bào

Bệnh chốc lở cũng có thể dẫn tới viêm mô tế bào – một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến các tế bào biểu mô dưới da. Một số triệu chứng của bệnh bạn có thể gặp như da bị đỏ và sưng, sờ vào cảm thấy nóng.

Đối với trẻ em, viêm mô tế bào thường xuất hiện ở vùng mặt và cổ, còn ở người lớn thì bệnh thường khởi phát ở vùng chân. Viêm mô tế bào sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng khác khi lan đến bạch cầu và máu, gây tổn thương vĩnh viễn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

5. Bệnh vẩy nến thể giọt

Vẩy nến thể giọt (Guttate) là bệnh lý về da có thể phát sinh ở trẻ em và thanh thiếu niên sau khi bị nhiễm các loại vi khuẩn. Thường xảy ra nhất là khi bị nhiễm trùng cổ họng, tuy nhiên một số trường hợp được cho là có liên quan đến bệnh chốc lở.

biến chứng bệnh chốc lở
Nhiều người mắc bệnh vẩy nến thể giọt vì không điều trị bệnh chốc lở kịp thời

Bệnh vẩy nến thể giọt sẽ gây ra các vết loét có hình giọt nước, hay xuất hiện trên vùng cánh tay, chân, vùng ngực và da đầu. Các triệu chứng của bệnh có thể được ức chế bằng một số loại kem bôi ngoài da. Cần trao đổi với bác sĩ để được điều trị đúng với tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

6. Viêm cầu thận sau liên cầu

Đây cũng là một trong những biến chứng hiếm gặp của bệnh chốc lở. Viêm cầu thận sau liên cầu là một bệnh nhiễm trùng ở các mạch máu nhỏ trong thận.

Khi bị viêm cầu thận sau liên cầu, bạn thường gặp một số triệu chứng như:

  • Màu sắc nước tiểu thay đổi: nâu đỏ hoặc cola
  • Sưng mắt, mặt, chân, bụng
  • Tăng huyết áp
  • Lượng nước tiểu ít đi
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu

Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị nếu cơ thể bạn có các dấu hiệu của viêm cầu thận sau liên cầu. Nếu không được theo dõi và kiểm soát cẩn thận, người bệnh có thể đứng trước nguy cơ tử vong.

7. Sốt thấp khớp

Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp, nhưng bệnh chốc lở nếu không sớm can thiệp cũng có thể dẫn tới sốt thấp khớp. Bệnh kháng viêm này là do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A gây ra, thường xuất hiện ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.

Biến chứng bệnh chốc lở
Sốt thấp khớp là biến chứng bệnh chốc lở thường xuất hiện ở trẻ 5 – 15 tuổi

Một số triệu chứng của sốt thấp khớp bạn cần cảnh giác như sốt, đau khớp, đau tức ngực, mệt mỏi. Sốt thấp khớp có thể gây nguy hiểm cho hệ tim mạch nếu không sớm điều trị.

Cách ngăn chặn biến chứng mà bệnh chốc lở gây ra

Những biến chứng của bệnh chốc lở thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đôi khi đe dọa đến cả tính mạng người bệnh. Để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng, bạn nên tuân thủ một số khuyến nghị sau:

  • Cần gặp ngay bác sĩ khi cơ thể bạn xuất hiện bất cứ biểu hiện nào của bệnh chốc lở.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tránh tình trạng ngưng thuốc nếu bác sĩ chưa cho phép ngay cả khi các triệu chứng đã có xu hướng thuyên giảm.
  • Tránh gãi lên khu vực da bị bệnh.
  • Cần báo cho bác sĩ những tác dụng phụ bạn gặp phải trong suốt quá trình điều trị để can thiệp kịp thời.

Bệnh chốc lở mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn không nên chủ quan, gặp ngay bác sĩ để nhận được sự chăm sóc nếu cơ thể có bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Có thể bạn quan tâm:

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh xảy ra thường là do vi...
Bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở ở trẻ em cần chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp có thể khởi phát ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh...

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện...

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, hiếm gặp ở người...

thuốc điều trị bệnh chốc lở

Top 6 loại thuốc chữa chốc lở hiệu quả, được tin dùng nhất

Chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và là một bệnh về da dễ lây lan, gây đau và...

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Người bị chốc lở kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh sớm khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *