Chốc lở ở trẻ em cần chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp có thể khởi phát ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện bệnh, chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở ở trẻ em chính là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, trẻ thường dễ bị bệnh hơn khi da đã bị kích ứng do một vấn đề khác:

Một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh chốc lở:

  • Vấn đề vệ sinh cho trẻ không đảm bảo
  • Thời tiết nóng ẩm
Bệnh chốc lở ở trẻ em
Chốc lở là một bệnh lý nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em

Triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ em

Bệnh chốc lở có thể xuất hiện và phát triển ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể trẻ. Tuy nhiên, vùng da quanh mũi, miệng, tay, cẳng tay hay vùng tã là dễ phát bệnh nhất.

Tùy theo tình trạng bệnh và dạng chốc mà trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ. Các mụn nước có thể bị vỡ ra để lại một lớp vỏ nâu vàng.
  • Nhiều trường hợp, các mụn nước lớn hơn có thể xuất hiện. Mụn nước lớn đôi khi tồn tại trên da lâu hơn mà không bị vỡ ra.
  • Khi bệnh nặng hơn, các vết loét có lớp vỏ màu vàng thường sẽ xuất hiện.
  • Có thể vùng da bị tổn thương sẽ không quá đau nhưng trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.

=> ĐỌC NGAY: Bệnh Chốc Lở Có Lây Không? Cách Kiểm Soát Lây Lan Hiệu Quả

Chẩn đoán bệnh chốc lở ở trẻ em

Dựa vào các triệu chứng trên da mà trẻ gặp phải, bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ mắc bệnh chốc lở hay không. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, một vài xét nghiệm sẽ được chỉ định.

Hướng điều trị bệnh chốc lở cho trẻ

Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần sớm phát hiện và đưa trẻ thăm khám kịp thời.

1. Trường hợp bệnh nhẹ

Bệnh chốc lở ở trẻ nếu sớm phát hiện khi các triệu chứng chưa có biểu hiện lan rộng thì việc điều trị không quá khó khăn. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ.

điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ để điều trị chốc lở ở trẻ em khi bệnh còn nhẹ

Mupirocin và Retapamulin là hai loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến nhất:

  • Mupirocin: Giúp kiểm soát nhiễm khuẩn, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây bệnh chốc lở.
  • Retapamulin: Dùng cho trẻ trên 9 tháng tuổi, tránh bôi ở niêm mạc mũi bởi có nguy cơ gây ra tình trạng chảy máu cam.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trước khi bôi thuốc cho bé bạn cần rửa sạch tay với xà phòng kháng khuẩn và nước ấm.
  • Lau nhẹ nhàng vùng da bị bệnh của bé bằng khăn sạch ngâm trong xà phòng kháng khuẩn.
  • Lau khô vùng da của bé vừa được vệ sinh.
  • Thoa một lớp thuốc mỏng theo chỉ định vào vùng da bị bệnh.
  • Sau khi bôi thuốc cần vệ sinh tay sạch sẽ.

Thông thường, các loại thuốc bôi ngoài da sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 5 ngày. Sau thời gian này, nếu tình trạng không thuyên giảm cần trao đổi lại với bác sĩ để có chỉ định điều trị khác phù hợp hơn.

2. Trường hợp bệnh nặng

Khi bệnh có dấu hiệu lan rộng, việc chỉ sử dụng các loại thuốc bôi sẽ không thể nào kiểm soát được. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định cho bé dùng một số loại kháng sinh đường uống, điển hình là Cephalosporin thế hệ đầu tiên và Dicloxacillin.

Tuy nhiên, việc dùng các loại kháng sinh này thường sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc trẻ gặp các triệu chứng bất thường.

Đối với những bé có hệ miễn dịch yếu, một số loại kháng sinh dạng tiêm có thể được chỉ định. Bởi thể trạng yếu khiến trẻ đứng trước nguy cơ mắc phải những biến chứng nghiêm trọng.

điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Một số loại kháng sinh đường uống có thể được chỉ định khi điều trị bệnh chốc lở ở trẻ

* Lưu ý: Các loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh chốc lở cho trẻ cần sử dụng đúng theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý thay đổi liều lượng nếu bác sĩ chưa cho phép. Bởi điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và khiến bệnh chuyển biến xấu.

=> BẬT MÍ: TOP Các Loại Thuốc Trị Chốc Lở Hiệu Quả Nhất 2023

Làm sao để phòng tránh bệnh chốc lở cho trẻ?

Mặc dù là một bệnh lý thường gặp, nhưng nếu biết cách, bạn vẫn có thể làm giảm nguy cơ bệnh xuất hiện ở con mình. Sau đây là một số khuyến nghị giúp phòng tránh bệnh chốc lở ở trẻ:

  • Vệ sinh cá nhân, thay quần áo cho trẻ mỗi ngày.
  • Nếu trẻ gặp phải bất cứ tổn thương nào ngoài da, cần xử lí để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
  • Nếu gia đình có người bị chốc lở, tuyệt đối tránh cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Khử trùng tất cả các vật dụng của trẻ nếu có thể đã tiếp xúc với bệnh chốc lở.

Bệnh chốc lở ở trẻ nếu sớm phát hiện thì việc điều trị sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên, trẻ em là một trong những trường hợp nhạy cảm, nếu không chăm sóc kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Người bị chốc lở kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh sớm khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng...

thuốc điều trị bệnh chốc lở

Top 6 loại thuốc chữa chốc lở hiệu quả, được tin dùng nhất

Chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và là một bệnh về da dễ lây lan, gây đau và...

biến chứng bệnh chốc lở

7 Biến chứng có thể gặp của bệnh chốc lở và cách ngăn chặn

Chốc lở là một bệnh lý về da thường gặp, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu...

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, hiếm gặp ở người...

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *