Thuốc Zealargy chữa bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Zealargy thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và quá mẫn và được ứng dụng nhiều trong việc điều trị tình trạng mẩn ngứa do mề đay hoặc bệnh viêm mũi dị ứng. Tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về loại thuốc này trong bài viết dưới đây. 

Zealargy
Thuốc Zealargy có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh có liên quan đến dị ứng

  • Tên sản phẩm: Zealargy
  • Nhóm thuốc: Chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp bị quá mẫn
  • Dạng bào chế: Dạng viên nén
  • Quy cách đóng gói: 1 hộp 3 vỉ x 10 viên
  • Nhà sản xuất: Cadila Pharm., Ltd – Ấn Độ.

Những thông tin tổng quan về thuốc Zealargy

1.Thành phần thuốc

Thuốc Zealargy được bào chế từ thành phần Rupatadin, xuất hiện dưới dạng Rupatadin fumarat 10mg. Rupatadin có công dụng kháng Histamine thế hệ 2. Hoạt chất này có công dụng kháng đi thụ thể H1 và kháng PAF. Kết hợp với đó là khả năng chống viêm hiệu quả.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, PAF là tác nhân gây ra rất nhiều những phản ứng dị ứng ở mũi, đồng thời, gây ngạt mũi kéo dài dẫn đến viêm mũi dị ứng. Nhờ những tác động kép lên H1 và PAF, Rupatadin có ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn khác nhau của phản ứng viêm và giúp chống dị ứng hiệu quả.

2.Công dụng – Chỉ định

Thuốc Zealargy có công dụng ức chế các tác nhân gây dị ứng, hỗ trợ điều trị chức bệnh như viêm mũi dị ứng và bệnh nổi mề đay ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, các loại thuốc dung dịch uống sẽ là sự lựa chọn thích hợp hơn.

Nghiên cứu cho thấy, sau 4 tuần được điều trị bằng các loại thuốc có chứa thành phần Rupatadin, tỷ lệ các bệnh nhân mắc chứng viêm mũi dị ứng tình trạng nặng đã giảm xuống chỉ bằng 1/3 so với ban đầu.

Thuốc cũng có khả năng điều trị các bệnh mề đay mãn tính. Với ưu điểm là không gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến công việc, không gây độc tim nên có thể sử dụng lâu dài.

3.Chống chỉ định

Thuốc Zealargy chống chỉ định với bất kì trường hợp nào quá mẫn với các thành phần có bên trong thuốc. Ngoài ra, phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng không nên sử dụng thuốc.

4.Cơ chế tác dụng

Thành phần chính bên trong Zealargy là Rupatadin có công thức phân tử tương đối độc đáo, với một nhóm có khả năng kháng H1 và một nhóm khác có công dụng kháng những yếu tố gây hoạt hóa tiểu cầu, qua đó đem đến tác dụng kép để kháng lại Histamine – Hoạt chất gây ra phản ứng dị ứng của bệnh mề đay và kháng PAF – tác nhân chính dẫn đến chứng viêm mũi dị ứng.

5.Cách dùng – liều lượng

Người bệnh nên theo dõi những hướng dẫn sử dụng có trên bao bì sản phẩm, đồng thời, chỉ sử dụng thuốc sau khi có chỉ định từ bác sĩ.

Liều dùng cụ thể như sau: Sử dụng 1 viên/ ngày (tương ứng với 10mg). Dùng liều lượng chung cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Khi sử dụng thuốc, có thể dùng chúng với thức ăn hoặc đồ uống.

6.Hàm lượng – dạng bào chế

Thuốc Zealargy được bào chế dưới dạng viên nén, với quy cách đóng gói là 1 hộp 3 vỉ x 10 viên. Bên trong mỗi viên có chứa hàm lượng 10mg Rupatadin.

7.Bảo quản

Bảo quản thuốc Zealargy ở điều kiện nhiệt độ nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc ở những môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.  Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.

8.Giá bán và địa chỉ bán thuốc Zealargy

Thuốc Zealargy có giá thành chênh lệch tương đối tùy thuộc vào các nhà thuốc khác nhau. Để biết chính xác giá thành của thuốc và cách thức sử dụng, người bệnh hay mang đơn thuốc để các nhà thuốc uy tín trên thị trường để được tư vấn. Hiện giá thành niêm yết của thuốc Zealargy dao động khoảng 177.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

Tham khảo thêm: Thuốc Fexikon – liều dùng, chống chỉ định và tác dụng phụ

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Zealargy

1.Thận trọng

Thuốc Zealargy cần thận trọng khi sử dụng với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Thành phần Rupatadin có bên trong thuốc được báo cáo là có khả năng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu.

2.Tác dụng phụ

Một số những tác dụng phụ được ghi nhận trong trường hợp người dùng quá mẫn với các thành phần của thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều.Phổ biến là tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, khô miệng, buồn ngủ,…Những triệu chứng này có thể giảm hoặc biến mất nếu người dùng sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và tránh sử dụng chúng với các loại thuốc có khả năng gây tương tác.

Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc Zealargy chỉ xuất hiện khi người bệnh sử dụng quá liều hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc

Nếu xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc, người bệnh nên ngay lập tức ngưng dùng thuốc và đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn trị nhanh chóng.

3.Tương tác thuốc

Không nên sử dụng thuốc Zealargy chung với ketoconazole bởi có có thể làm tăng khả năng hấp thụ toàn thân của Rupatadin có bên trong thuốc lên gấp 10 lần. Tương tự, Zealargy cũng không nên sử dụng chung với erythromycin.

Đối với các loại thực phẩm, không sử dụng thuốc Zealargy với nước bưởi ép. Điều này có thể làm tăng hấp thụ toàn thân của hoạt chất Rupatadin lên gấp 3,5 lần so với thông thường.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường được gọi là sốt...

xông mũi chữa viêm mũi dị ứng

7 Loại thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng bạn không nên bỏ qua: Cách cuối làm bạn bất ngờ

Xông mũi chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp thông dụng có thể đáp ứng tốt triệu chứng của...

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm xảy ra trong mũi, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *