Thuốc Voltaren: tác dụng, liều lượng và chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Voltaren là một dạng của Diclofenac, thuốc có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm. Voltaren được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý xương khớp hoặc các cơn đau thông thường.

thuốc Voltaren
Voltaren là một dạng của Diclofenac

  • Tên thuốc: Voltaren
  • Tên chung: diclofenac natri
  • Phân nhóm: thuốc chống viêm không steroid

Những thông tin cần biết về thuốc Voltaren

1. Chỉ định

Voltaren là một dạng của Diclofenac, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm tại khớp, được dùng để điều trị các triệu chứng do bệnh viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp gây ra.

Một số tác dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Voltaren chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Hoặc dị ứng với aspirin và các NSAID khác
  • Bệnh nhân suy tim nặng
  • Hen suyễn
  • Người có tiền sử loét dạ dày và chảy máu
  • Bệnh gan và thận
  • Có tiền sử nghiện thuốc lá hoặc nghiện rượu

Việc sử dụng thuốc Voltaren có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bạn nên trình bày tình trạng sức khỏe của mình để được bác sĩ cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

3. Cách dùng

Thuốc Voltaren được bào chế ở dạng viên uống, thuốc đặt trực tràng và dạng kem bôi ngoài da. Bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

thuốc Voltaren trị đau nhức xương
Thuốc Voltaren được bào chế ở dạng thuốc viên, thuốc bôi ngoài da và thuốc đặt trực tràng
  • Thuốc uống: nên dùng thuốc với một ly nước đầy, không nghiền nát, nhai hoặc bẻ thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Tình trạng này có thể làm tăng mức độ hấp thu thuốc của cơ thể.
  • Thuốc bôi: rửa sạch tay và vùng da cần dùng thuốc, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Thoa thuốc lên vùng da bên ngoài khớp, đợi thuốc khô hoàn toàn. Không băng kín hoặc che phủ vùng da dùng thuốc.
  • Thuốc đặt trực tràng: để thuốc vào ngăn đá tủ lạnh trong 15 phút. Sau đó tách vỏ thuốc ra và nhét thuốc vào hậu môn. Nên nằm yên trong ít nhất 10 phút sau khi nhét thuốc.

4. Liều dùng

Thuốc Voltaren không được sử dụng cho người dưới 18 tuổi. Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng được các trường hợp phổ biến. Nếu triệu chứng của bạn đi kèm với các biểu hiện bất thường, bạn nên báo với bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất cụ thể.

#Thuốc uống:

Liều dùng thông thường để điều trị đau bụng kinh

  • Dùng 50mg/lần, dùng 3 lần/ngày

Liều dùng thông thường để điều trị đau sau mổ

  • Dùng viên đạn 100mg đặt trực tràng
  • Dùng 2 lần/ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm đốt sống cứng khớp

  • Dùng từ 100 – 125mg/ngày
  • Chia thành 4 – 5 liều bằng nhau
  • Mỗi liều cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ

Liều dùng thông thường khi điều trị thoái hóa khớp

  • Dùng từ 100 – 150mg/ngày
  • Chia thành 2 – 3 liều bằng nhau
  • Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ

Liều dùng thông thường khi điều trị hư khớp

  • Dùng 100mg/ngày
  • Chia thành 2 liều bằng nhau

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Dùng 100 – 200mg/ngày
  • Chia thành 3 – 4 liều bằng nhau
  • Liều lượng tối đa không quá 200mg/ngày

#Thuốc bôi:

  • Dùng từ 2 – 4g/lần, thoa lên vùng da bên ngoài của khớp
  • Liều lượng tối đa không quá 16g/ngày

#Thuốc đặt:

  • Dùng 1 viên (100mg) /lần
  • Dùng 2 lần/ngày, không dùng quá 200mg/ngày

Trường hợp trẻ bị viêm khớp vô căn vị thành niên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định liều dùng thích hợp. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Để xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Thuốc dạng bôi ngoài da dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Bạn nên vặn chặt nắp sau khi sử dụng và không dùng quá 60 ngày kể từ lần mở nắp đầu tiên.

Tham khảo thêm: Thuốc Probenecid là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Voltaren

1. Thận trọng

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng Voltaren để điều trị. Hơn nữa, trong thời gian dùng thuốc bạn nên theo dõi y khoa chặt chẽ để kịp thời khắc phục những tác dụng phụ của thuốc.

Người già dễ bị chảy máu hoặc loét dạ dày khi dùng Voltaren.Tình trạng này không được phát hiện kịp thời có thể đe đọa đến tính mạng người sử dụng. Do đó, bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng Voltaren.

Tương tự các loại thuốc kháng viêm không steroid, Voltaren có thể làm tăng men gan thậm chí gây ngộ độc nếu dùng trong thời gian dài. Bạn nên kiểm tra men gan thường xuyên để có thể ứng phó kịp thời với tình trạng này. Trong thời gian dùng thuốc, bạn không được sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn. Chất kích thích và cồn trong nhóm đồ uống này làm tăng độc tính của thuốc và làm tăng nguy cơ ngộ độc gan.

Không hẳn ai cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và rối loạn thần kinh khi dùng Voltaren. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Voltaren có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Phản ứng dị ứng:

  • Khó thở
  • Sưng mặt
  • Sưng môi
  • Sưng lưỡi và cổ họng

Bên cạnh đó, bạn có thể bị đau tim và đột quỵ khi dùng loại thuốc này. Khi nhận thấy các triệu chứng đau ngực, tê đột ngột, yếu một bên cơ thể, khó thở và nói chậm,… bạn nên đến bệnh viện ngay bởi đây là dấu hiệu của đột quỵ.

tác dụng của thuốc Voltaren
Voltaren có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

Tác dụng phụ phổ biến:

Các tác dụng phụ phổ biến thường không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Trong trường hợp các triệu chứng này có dấu hiệu chuyển biến trầm trọng hơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Tác dụng phụ nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đều gây ra các triệu chứng nặng nề. Bạn nên ngưng thuốc và đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Voltaren có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra.

tương tác thuốc Voltaren
Voltaren có khả năng tương tác với các NSAID khác

Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Voltaren:

  • NSAID
  • Methotrexate
  • Thuốc chống nấm
  • Các dạng khác của Diclofenac
  • Rifampin
  • Thuốc steroid

Danh sách này không bao gồm toàn bộ các loại thuốc có thể tương tác với Voltaren. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi sử dụng để hạn chế các tình huống rủi ro.

4. Xử lý thuốc khi dùng thiếu hoặc quá liều

Trong trường hợp bạn dùng thiếu hoặc quá liều, bạn phải xử lý để đảm bảo tác dụng điều trị và giảm thiểu tổn thương do thuốc gây ra.

Xử lý khi dùng thiếu liều:

  • Nên dùng ngay khi nhớ ra
  • Hoặc bỏ qua liều đã quên nếu sắp đến liều dùng tiếp theo
  • Không dùng gấp đôi để bù liều

Sử dụng thuốc không đều đặn có thể khiến hiệu quả của thuốc suy giảm. Cần dùng thuốc đều đặn để các triệu chứng được điều trị dứt điểm.

Xử lý khi dùng thuốc quá liều:

  • Ngưng dùng thuốc
  • Đến ngay bệnh viện để được điều trị

Nếu bạn không nhận ra mình đã dùng quá liều, bạn có thể nhận thấy cơ thể phát sinh những biểu hiện bất thường. Các biểu hiện này có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc là phản ứng do dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo. Để được chẩn đoán chính xác, bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Voltaren có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách. Bạn nên trao đổi với bác sĩ kỹ lưỡng trước khi dùng để hạn chế những tình huống rủi ro. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *