Thuốc Vintex là thuốc gì?
Thuốc Vintex là dung dịch thuốc có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản,… Thuốc được sản xuất thích hợp với dạng tiêm, người dùng tuyệt đối không uống hoặc bôi lên da.
- Tên biệt dược: Vintex;
- Tên hoạt chất: Ranitidin;
- Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
Những thông tin cần biết về thuốc Vintex
Thuốc Vintex do Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VIPHACO) sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam.
1. Thành phần
Thành phần chính của thuốc Vintex là hoạt chất Ranitidin được điều chế ở dạng Ranitidin hydroclorid. Hóa dược Ranitidin hydroclorid có tác dụng ức chế thụ thể H2 ở vách tế bào. Do đó, nếu uống trực tiếp, hóa dược này sẽ kiểm soát lượng axit trong dịch vị dạ dày.
2 Chỉ định
Thuốc Vintex có tác dụng điều trị các bệnh như:
- Loét dạ dày;
- Loét tá tràng;
- Trào ngược dạ dày, thực quản;
- Hội chứng Zollinger – Ellison;
- Loét sau phẫu thuật.
3. Chống chỉ định
Thuốc Vintex không thích hợp để điều trị ở các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
4. Cách dùng
Thuốc Vintex được bào chế ở dạng dung dịch, sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân.
Bệnh nhân không nên thực hiện hoạt động tiêm thuốc này tại nhà nếu không có sự giám sát của chuyên viên y tế.
Các bác sĩ, chuyên viên y tế sẽ thực hiện việc tiêm thuốc ở môi trường đã được diệt khuẩn và tuân theo các kỹ thuật y khoa.
5. Liều dùng
Liều dùng của thuốc phụ thuốc vào tình trạng của người bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh nặng, nhẹ hay vừa để chỉ định liều dùng.
6. Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Vintex ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
- Bảo quản thuốc trong môi trường có nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
7. Trình bày
Thuốc Vintex được trình bày trong ống nhựa. Mỗi ống chứa 2ml dung dịch, tương đương với 50mg hoạt chất Ranitidin.
Quy cách đóng gói của thuốc Vintex như sau:
- Loại 5 ống/hộp;
- Loại 6 ống/hộp;
- Loại 10 ống/hộp;
- Loại 12 ống/hộp.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Vintex
1. Chú ý
Một số trường hợp bệnh nhân sau nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc:
- Bệnh nhân bị suy thận nặng;
- Bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa cần có chỉ định của bác sĩ khi tiêm thuốc;
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
- Người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc.
2. Tác dụng phụ
Dung dịch tiêm Vintex có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:
- Viêm gan (có hồi phục);
- Viêm tụy cấp;
- Đau khớp;
- Đau cơ;
- Đãng trí;
- Nổi sần ngoài da;
- Mất bạch cầu hạt;
- Giảm lượng bạch cầu và tiểu cầu;
- Chóng mặt;
- Nhức đầu.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ kể trên có thể xuất hiện hoặc không. Thậm chí, bạn có thể gặp những triệu chứng khác không được liệt kê trên đây. Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Do đó, nếu thấy cơ thể có triệu chứng khác thường, bạn nên đến bác sĩ tái khám để được khắc phục kịp thời.
3. Tương tác thuốc
Hiện nay vẫn chưa có cập nhật nào về phản ứng tương tác giữa thuốc Vintex và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc khác trong quá trình điều trị bằng thuốc Vintex. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định kết hợp một số loại thuốc khác, điều trị những bệnh khác.
4. Khi nào ngưng sử dụng thuốc
Bạn nên ngưng dùng thuốc Vintex khi:
- Khi đã điều trị khỏi hẳn các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng, trào ngược thực quản,…;
- Khi có sự chỉ định ngừng điều trị bằng thuốc Vintex từ chuyên viên y tế hoặc bác sĩ, bạn nên tuân thủ theo.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất
- Natdac 60 là thuốc gì? Cách sử dụng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!