Thuốc Tylenol có những công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Tylenol được chỉ định sử dụng để giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, cảm cúm, đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi như đau đầu, đau răng, đau tai, đau lưng. Ngoài ra, thuốc Tylenol còn được sử dụng đề điều trị một số bệnh lý về xương khớp như đau cơ, viêm khớp.

Những thông tin về thuốc Tylenol: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác và giá thành tham khảo
Những thông tin về thuốc Tylenol: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác và giá thành tham khảo
  • Tên hoạt chất: Acetaminophen
  • Tên biệt dược: Tylenol®
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Dạng bào chế: Viên nén

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Tylenol

1. Thành phần thuốc

Thành phần chính có trong thuốc Tylenol là hoạt chất Acetaminophen và thành phần tá dược vừa đủ một viên.

2. Chỉ định

Thuốc Tylenol chỉ định sử dụng điều trị cho các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị các chứng đau ở mức nhẹ đến trung bình như các cơn đau đầu, đau tai, đau răng
  • Trị các chứng sốt, cảm lạnh, cảm cúm
  • Điều trị một số bệnh lý về xương khớp như đau lưng, đau cơ, viêm khớp.
  • Phụ nữ đau bụng kinh

3. Chống chỉ định

Thuốc Tylenol chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc vào một trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Tylenol
  • Bệnh gan nặng hoặc suy giảm chức năng gan
  • Xơ gan hoặc bệnh gan do nghiện rượu
  • Nghiện các đồ uống có cồn như bia, rượu,…
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ. Những đối tượng nào có nhu cầu sử dụng thuốc Tylenol để điều trị một số bệnh lý được chúng tôi cập nhật mục chỉ định, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra đột ngột.

Thuốc Tylenol chỉ định điều trị các triệu chứng sốt, cảm cúm và các cơn đau như đau đầu, đau cơ, đau lưng, viêm cơ,...
Thuốc Tylenol chỉ định điều trị các triệu chứng sốt, cảm cúm và các cơn đau như đau đầu, đau cơ, đau lưng, viêm cơ,…

4. Dược lý – Cơ chế hoạt động

Dược lực học

Acetaminophen có tác dụng giảm sốt và giảm đau. Acetaminophen không phá vỡ sự bài tiết của axit uric và không ảnh hưởng đến sự cân bằng axit – bazơ. Ngoài ra, Acetaminophen không làm gián đoạn cầm máu và không gây ức chế chống kết tập tiểu cầu.

Động lực học

+ Hấp thụ: Sau khi sử dụng thuốc bằng đường uống, Acetaminophen có sinh khả dụng đạt 88% và đạt nồng độ huyết tương cao nhất trong 90 phút sau khi uống. Và nồng độ Acetaminophen trong máu không đạt vượt quá 3 giờ sau khi tiêm trực tràng (dạng thuốc đạn). Khi đó, nồng độ cao nhất trong máu đạt được khoảng 50%.

+ Liên kết protein: Sự liên kết giữa Acetaminophen và protein chỉ đạt được từ 10 – 25% sau khi sử dụng thuốc. Đây được xem là mức độ liên kết protein tương đối thấp.

+ Chuyển hóa: Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu tại gan và quá trình chuyển hóa này được thông qua ba con đường chính, bao gồm: liên hợp với sulfate, liên hợp với glucuronide và oxy hóa thông qua con đường enzyme cytochrom P450. Và Acetaminophen cũng chính là chất chuyển hóa chính của phenacetin và acetanilid.

+ Sự bài tiết: Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu qua nước tiểu, trong đó 5% được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Acetaminophen tự do và 90% được bài tiết trong vòng 24 giờ. Thời gian bán hủy là 2,5 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch 15 mg/ kg ở người lớn. Và thời gian bán hủy có thể bị doa động tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gan.

5. Cách dùng – Liều lượng

Thuốc Tylenol được sử dụng chủ yếu bằng đường uống. Do đó, người sử dụng nên uống cùng với nhiều nước để thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc vào trong cơ thể được tốt hơn. Nếu sử dụng thuốc Tylenol cho trẻ em được bác sĩ khuyên sử dụng cho uống bằng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm. Nếu không có các dụng cụ đo lường trên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Để đảm bảo việc điều trị bệnh bằng thuốc Tylenol được hiệu quả như mong muốn, bạn đọc nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đúng bệnh lý và đúng độ tuổi.

+ Liều dùng thuốc Tylenol cho người lớn hoặc trẻ trên 50 kg:

  • Liều dùng: Không dùng quá 1000 mg cùng một lúc
  • Liều tối đa: Không dùng quá 4000 mg trong 24 giờ

+ Liều dùng thuốc Tylenol cho trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Liều dùng: Mỗi liều sử dụng được khuyến nghị dựa theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. Không dùng quá 5 liều thuốc trong vòng 24 giờ. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết chính xác liều dùng cho trẻ.
Người bệnh nên sử dụng thuốc Tylenol đúng liều lượng và đúng cách để đạt được kết quả điều trị như mong muốn
Người bệnh nên sử dụng thuốc Tylenol đúng liều lượng và đúng cách để đạt được kết quả điều trị như mong muốn

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Tylenol cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nơi ẩm ướt, tầm tay trẻ em và thú nuôi. Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản khác nhau, do đó, hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách bảo quản thuốc đúng cách.

Bạn đọc không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng và cần có cách xử lý thuốc đúng cách. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào sọt rác, bồn cầu hay cống rãnh.

II. Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc Tylenol

1. Thận trọng khi sử dụng

Ngoài việc sử dụng thuốc Tylenol đúng cách, đúng liều lượng, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo bạn không gặp bất kỳ rắc rối nào trong việc điều trị bằng thuốc:

  • Khi sử dụng thuốc Tylenol thì tuyệt đối không sử dụng với bất kỳ loại thuốc nào có chứa hoạt chất acetaminophen.
  • Không lạm dụng thuốc Tylenol quá nhiều, bởi khi quá liều dùng hoạt chất acetaminophen có trong thuốc có thể làm hỏng gan, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc, tránh làm hại đến thai nhi.
  • Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú cần cân nhắc giữa việc sử dụng thuốc và cho con bú. Bởi vì, thuốc có thể làm hại đến con trẻ thông qua việc cho bú
  • Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 năm tuổi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc Tylenol có thể gây ra kết quả bất thường trong một số xét nghiệm về lượng đường glucose trong nước tiểu. Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc hoặc báo cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng loại thuốc này.

2. Tác dụng phụ

Việc điều trị bằng thuốc có thể gây ra một số triệu chứng của tác dụng phụ ít ai mong muốn. Tuy nhiên, không phải đa số bệnh nhân nào sử dụng đều bị mắc phải. Một số tác dụng phụ phổ biến có thể bị tiêu biến sau một thời gian. Nhưng người bệnh không được quá chủ quan với sức khỏe của bạn thân mình.

Các triệu chứng của tác dụng phụ mà người sử dụng thuốc có thể mắc phải:

  • Kích ứng da: phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa
  • Sưng mặt, lưỡi, môi hoặc cổ họng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím không rõ nguyên do
  • Vàng da
  • Nôn hoặc buồn nôn

Ngoài ra còn có một số các triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ và có giải pháp ngăn chặn kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Tylenol được chỉ định điều trị có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc khác như Butalbital, Hydroxit, Lortab, Percocet, Phenaphen, Tapanolde, Endocet, Hacotab,… Tuy nhiên, không phải tất cả những loại thuốc kê đơn hay không kê đơn đều được sử dụng đồng thời. Chính vì thế, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Tylenol với các loại thuốc khác. Hãy báo cho bác sĩ của bạn được biết tất cả những loại thuốc bạn đang dùng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc các loại vitamin.

Bên cạnh đó, thuốc có thể tương tác với rượu. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống có cồn, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi trong quá trình sử dụng thuốc Tylenol.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tylenol đồng thời với các loại thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tylenol đồng thời với các loại thuốc khác

4. Ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Tylenol, khi có những dấu hiệu bất thường sau người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ:

  • Phát ban da hoặc phát ban lan rộng, ngứa, sưng
  • Da bị bong tróc hoặc phồng rộp
  • Xuất hiện các tác dụng phụ được liệt kê trên mục tác dụng phụ
  • Sau 3 ngày sử dụng, triệu chứng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bệnh rẽ hướng nghiêm trọng hơn
  • Các chứng đau sau 1 tuần sử dụng không có dấu hiệu thuyên giảm đối với người lớn hoặc 5 ngày đối với trẻ em
  • Hoặc các triệu chứng tồi tệ hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã hết lộ trình sử dụng

5. Thuốc Tylenol được bán với giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Thuốc Tylenol được bán khá nhiều tại các cơ sở y tế hoặc cửa hàng thuốc Tây với các loại khác nhau cho từng đối tượng. Bạn đọc có thể tìm mua và hỏi dược sĩ để sử dụng thuốc đúng bệnh lý. Trên thị trường hiện nay thuốc Tylenol được bán với 4 loại thuốc cụ thể dưới đây:

Thuốc Tylenol 500 mg Extra Strength
  • Thuộc sản phảm của hãng MaNeil Consumer Heathcare của Mỹ được sản xuất và phân phối rộng rãi trên thị trường nước ta
  • Đối tượng chỉ định sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
  • Liều dùng: Dùng 2 viên cho mỗi lần sử dụng, mỗi ngày có thể sử dụng 3 lần. Liều tối đa không vượt quá 6 viên/ ngày. Lộ trình sử dụng không vượt quá 10 ngày
  • Giá tham khảo: 640.000 đồng/ lọ 325 viên
Thuốc Tylenol 8 hour 650 mg
  • Thuộc sản phẩm của công ty dược phẩm Jansen Korea Ltd., của Hàn Quốc được phân phối trên thị trường Việt Nam
  • Đối tượng chỉ định sử dụng: Trên 18 tuổi
  • Liều dùng: Mỗi lần sử dụng 2 viên, liều tiếp theo được dùng sau 8 giờ đồng hồ. Mỗi ngày có thể sử dụng 3 lần. Liều dùng không vượt quá 6 viên/ ngày.
  • Giá tham khảo: 90.000 đồng/ hộp x 5 vỉ x 10 viên
Thuốc Tylenol Cold + Flu Severe
  • Thuộc sản phẩm của một công ty dược phẩm nước Mỹ được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam
  • Đối tượng chỉ định sử dụng: Người lớn
  • Liều dùng: Sử dụng mỗi ngày 2 viên. Thuốc được khuyến cáo sử dụng quá 7 ngày liên tiếp
  • Giá tham khảo: 288.000 đồng/ hộp x 24 viên
Thuốc Tylenol for Children’s
  • Một loại thuốc Tylenol của Mỹ đang được bán và sử dụng phổ biến tại nước ta
  • Đối tượng chỉ định sử dụng: Trẻ em
  • Liều dùng: Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm thông tin về liều dùng. Mỗi lần sử dụng cho trẻ em uống cách nhau 4 giờ đồng hồ. Liều tối đa không vượt quá 5 lần/ ngày
  • Giá tham khảo: Dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/ hộp

Mức giá được chúng tôi cập nhật trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Mức giá trên có thể lên hoặc xuống tùy thuộc vào chính sách của đơn vị bán hoặc thời điểm mua. Và lưu ý, bạn đọc cần tìm mua thuốc tại các cửa hàng y tế uy tín để đảm bảo thuốc bạn đang sử dụng đạt chất lượng, tránh hàng “nhái”, hàng kém chất lượng.

Với những thông tin được chúng tôi cập nhật trong bài viết, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc biết thêm thông tin về thuốc Tylenol cũng như công dụng của loại thuốc này. Để việc điều trị bằng thuốc đạt được kết quả, bạn đọc nên trang bị đầy đủ kiến thức về thuốc để kiểm soát những trường hợp không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo.

đau đầu gối nhưng không sưng

Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này

Nhiều người bị đau đầu gối nhưng thường hay chủ quan khi không thấy có dấu hiệu sưng. Tuy nhiên,...

7 triệu chứng viêm khớp gối ai cũng phải biết

Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương, sưng tấy và đau nhức ở một hoặc nhiều khoang trong khớp...

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

nguyên nhân và cách xử lí đau cứng khớp

Lý do khiến bạn bị đau cứng khớp và cách xử lý

Đau cứng khớp khiến cho chất lượng cuộc sống của nhiều người bị sụt giảm đáng kể. Vậy, bạn đã...

Lý do khiến bạn bị đau khớp háng sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ tình dục, nhiều người gặp tình trạng đau nhức vùng hông và khớp háng. Các dấu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *