Thuốc Sifrol: Tác dụng, liều dùng và những thông tin cần lưu ý

Thuốc Sifrol được sử dụng để điều trị các biểu hiện của bệnh bệnh Parkinson vô căn hoặc được dùng để chữa trị các triệu chứng của hội chứng “chân không yên vô căn” mức độ trung bình cho đến nặng. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Sifrol, việc nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều vô cùng cần thiết. 

Thuốc sifrol điều trị bệnh Parkinson
Thuốc sifrol điều trị bệnh Parkinson
  • Tên hoạt chất: Pramipexole dihydrochloride monohydrate
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nén phóng thích chậm

I/ Thông tin thuốc Sifrol

Trước khi sử dụng thuốc Sifrol, bạn cần nắm rõ một số thông tin sau đây:

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]

1. Thành phần

+ Dạng viên nén:

  • Pramipexole dihydrochloride monohydrate…………………….. 0,25mg (tương đương 0,18g pramipexole)
  • Pramipexole dihydrochloride monohydrate………….. 1mg (tương đương 0,7mg pramipexole).

+ Viên nén phóng thích chậm: 

  • Pramipexole dihydrochloride monohydrate……………………0,75mg (tương đương 0,52mg pramipexole).
  • Pramipexole dihydrochloride monohydrate…………………………1,5mg (tương đương 1,05mg pramipexole).

2. Chỉ định

  • Thuốc Sifrol được chỉ định điều trị dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parkinson vô căn. Trong trường hợp này, có thể dùng đơn liệu hoặc kết hợp với levodopa. Điều này có nghĩa là có thể sử dụng loại thuốc trong suốt cả quá trình điều trị, cho đến cả giai đoạn muộn, khi mà tác dụng của hoạt chất levodopa suy giảm hoặc không ổn định.
  • Sifrol dạng viên nén được dùng cho các trường hợp bị mắc hội chứng “chân không yên vô căn” từ mức độ trung bình cho đến nặng.

3. Chống chỉ định

Sifrol chống chỉ định với các trường hợp được chứng minh là quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Dạng điều chế

  • Viên nén
  • Viên nén phóng thích chậm

5. Liều lượng sử dụng

Dựa vào đối tượng, mục đích điều trị mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường, thuốc Sifrol sẽ được chỉ định với liều lượng như sau:

Liều lượng thông thường cho người trưởng thành bị bệnh Parkinson:

+ Dạng pramipexole phóng thích nhanh: 

  • Liều dùng khởi đầu: Uống 3 lần/ ngày, mỗ lần 0,125mg.
  • Liều duy trì: Sau mỗi chu kỳ dùng thuốc từ 5 – 7 ngày, liều lượng sử dụng có thể tăng dần lên dựa trên mức độ hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể. Tuy nhiên, liều lượng tối đa được sử dụng chỉ đạt ở mức 4,5mg/ngày (tương đương với uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1,5mg). Hiệu quả mà thuốc mang lại đối với các trường hợp uống quá 4,5mg chưa được chứng minh.

+ Dạng phóng thích kéo dài: 

  • Liều khởi đầu: Uống mỗi ngày một lần với liều lượng 0,375mg.
  • Liều duy trì: Đầu tiên, nên sử dụng với liều lượng 0,75mg/ngày. Tiếp đó, sau mỗi chu kỳ điều trị 5 – 7 ngày, có thể tăng lên với liều lượng tối đa là 4,5mg/ngày. Với những trường hợp dùng thuốc quá 4,5mg/ngày, hiệu quả của nó chưa được thiết lập.

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành bị hội chứng chân bồn chồn: 

+ Pramipexole phóng thích nhanh: 

  • Điều trị với liều khởi đầu: Dùng thuốc Sifrol với liều lượng 0,125mg/lần/ngày. Thời gian sử dụng là trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng. Có thể tăng liều lên 0,125mg sau mỗi chu kỳ uống thuốc từ 4 – 7 ngày.
  • Liều duy trì: Uống thuốc Sifrol mỗi ngày một lần, mỗi lần 0,5mg trước khi đi ngủ 2 -3 tiếng.

+ Pramipexole phóng thích kéo dài: Không được chỉ định cho trường hợp này.

6. Cách dùng thuốc Sifrol

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đồng thời uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tránh ngưng uống thuốc một cách đột ngột.
  • Không tự ý đưa thuốc của mình cho người khác dùng, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Trong quá trình chữa trị, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy thông báo với các bác sĩ để được xử lý.

7. Bảo quản

  • Cất thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ
  • Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ dưới 30°C. Khi chưa sử dụng, để nguyên viên thuốc trong bao bì, tránh để chúng dưới ánh nắng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Sifrol

Uống thuốc không đúng cách có thể khiến người bệnh mắc phải nhiều tác dụng phụ
Uống thuốc không đúng cách có thể khiến người bệnh mắc phải nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Thuốc Sifrol có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Đau đầu, suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Làm rối loạn tâm thần
  • Rối loạn thị lực

Ngoài ra, Sifrol có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng khi dùng thuốc Sifrol

Trước khi điều trị bằng Sifrol, cần thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc các trường hợp sau đây:

  • Dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Đối tượng dùng thuốc là trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người bị suy thận
  • Đang được chỉ định phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa.
  • Vì thuốc Sifrol có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, do đó không được lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Pramipexole có thể tương tác với những loại thuốc sau đây:

  • Selegiline
  • Carbidopa
  • Levodopa
  • Amantadine
  • Probenecid
  • Cimetidin
  • Các loại thuốc được bài tiết qua thận

Ngoài những loại thuốc đã được liệt kê, thuốc Sifrol có thể tương tác với những loại thuốc khác mà không được chúng tôi liệt kê. Do đó để bảo đảm an toàn, hãy thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả vitamin và thảo dược.

4. Quá liều

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, hãy thông báo cho các bác sĩ hoặc liên hệ ngay với các trung tâm y tế để được cấp cứu, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Sifrol. Để được cung cấp một cách chính xác hơn về công dụng, liều dùng, giá thuốc Sifrol, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.