Thuốc Toplexil: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Toplexil được chỉ định trong các trường hợp bị ho khan, đặc biệt là ho do bị dị ứng hoặc kích ứng. Nếu dùng không đúng cách, Toplexil có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. 

Thuốc Toplexil điều trị chứng ho khan, ho do dị ứng hoặc kích ứng
Thuốc Toplexil điều trị chứng ho khan, ho do dị ứng hoặc kích ứng
  • Tên hoạt chất: Acetaminophen, Oxomemazine, guaifenesin.
  • Tên thương hiệu: Toplexil, Toplexil syrup
  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng thuốc: Viên nang, siro (Toplexil syrup)

Thông tin về thuốc Toplexil

Trước khi dùng thuốc Toplexil để điều trị, bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

1. Thành phần

2. Chỉ định

Thuốc Toplexil dạng viên nang và siro (Toplexil syrup) được sử dụng để điều trị các triệu chứng ho khan, đặc biệt là ho do bị kích ứng hoặc dị ứng.

3. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người bị suy gan, suy hô hấp.
  • Các đối tượng từng hoặc đang bị chứng mất bạch cầu tiểu hạt, bí tiểu do mắc bệnh tuyến tiền liệt hoặc các bệnh khác.
  • Người bị tăng nhãn áp.

4. Liều dùng

Thuốc Toplexil và Toplexil syrup được sử dụng để điều trị ngắn ngày khi bị ho. Liều lượng sử dụng được chỉ định là:

+ Dạng viên nang:

  • Với người lớn: Uống từ 2- 6 viên/ ngày. Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống.
  • Đối với trẻ nhỏ: Sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

+ Dạng siro:

  • Đối tượng trên 12 tuổi: Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10ml.
  • Trẻ em từ 10 – 12 tuổi: Mỗi ngày dùng từ 3 – 4 lần, mỗi lần 10ml.
  • Trẻ từ 8 – 10 tuổi: Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 10ml.
  • Trẻ dưới 8 tuổi: Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

5. Cách sử dụng

Để dùng thuốc Toplexil được an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Do đó, cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Nếu là thuốc dạng siro (Toplexil syrup), khi sử dụng cần có dụng cụ đo lường lượng thuốc được quy định. Tránh tình trạng uống thuốc quá liều.
  • Với thuốc dạng viên nang, uống cả viên cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để dùng. Bởi điều này có thể làm tăng lượng thuốc được cơ thể hấp thụ, nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng do đó mà tăng cao.
  • Trong thời gian dùng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn, hãy liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Không được uống Toplexil cùng với rượu hoặc các loại đồ uống có cồn khác.
  • Không tự ý đưa thuốc của bản thân cho người khác sử dụng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím hoặc ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Nếu sau khi điều trị mà thấy bệnh không thuyên giảm, cần đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.

6. Dạng thuốc

Thuốc Toplexil được điều chế ở 2 dạng:

  • Dạng viên nang: Hộp gồm 24 viên
  • Dạng siro (Toplexil syrup): Chai 90ml

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh để ở nơi ẩm ướt, có nhiều ánh sáng mặt trời.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Toplexil

Thuốc Toplexil syrup và cách sử dụng
Thuốc Toplexil syrup và cách sử dụng

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc Tây khác, khi điều trị bằng Toplexil, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như sau:

+ Oxomemazin:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, gây bí tiểu, làm tăng độ quánh của chất tiết phế quản. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây chóng mặt, buồn ngủ.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, chán ăn.
  • Rất hiếm gặp: Giảm bạch cầu, làm mất bạch cầu hạt, loạn vận động muộn do dùng thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra có thể gây ra hiện tượng kích ứng ở trẻ và cho con bú.

+ Acetaminophen:

  • Tác dụng phụ ít gặp: Phát ban da, buồn nôn và nôn, rối loạn quá trình tạo máu, thiếu máu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc bệnh thận, gây độc ở thận khi dùng thuốc trong thời gian dài.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

+ Guaifenesin:

Phản ứng hiếm gặp: Gây loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh ở các bệnh nhân nhạy cảm.

Ngoài ra, thuốc Toplexil có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Trao đổi với các bác sĩ để được thông tin rõ hơn về vấn đề này.

2. Thận trọng

Trước khi điều trị bằng Toplexil, bạn cần thông báo với các bác sĩ đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người bị tiểu đường.
  • Các trường hợp mắc các vấn đề về gan, thận.
  • Vì thuốc Toplexil có thể gây buồn ngủ. Do đó sau khi uống thuốc không được lái xe hoặc làm các công việc liên quan đến máy móc.
  • Bệnh nhân bị bệnh tiền liệt tuyến.

3. Tương tác

Việc dùng đồng thời nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc. Điều này có thể dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng Toplexil, bạn cần thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng. Đặc biệt là các loại thuốc sau:

  • Atropine
  • Thuốc hạ HA
  • Thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

Thông tin thêm về thuốc Toplexil

1. Nhà sản xuất

Thuốc Toplexil do Xí nghiệp liên doanh Rhone Poulenc Roser – VIỆT NAM sản xuất.

2. Số đăng ký

VNB-0562-00

3. Giá thuốc Toplexil

Thuốc Toplexil được sản xuất ở 2 dạng là viên nang và siro. Tùy vào từng dạng mà giá thuốc Toplexil cũng được niêm yết khác nhau. Dưới đây là giá tham khảo về loại thuốc này:

  • Giá thuốc Toplexil dạng viên nang: 15 – 17.000 vnđ/ hộp 24 viên.
  • Giá thuốc Toplexil syrup (thuốc dạng siro): 20.000 – 22.000 vnđ/ lọ 90ml.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Toplexil. Vì dùng thuốc không đúng cách có thể làm cho bệnh nhân gặp phải nhiều tác dụng phụ. Do đó, để tránh được những vấn đề không mong muốn, nắm rõ các thông tin về thuốc là điều vô cùng cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Ngứa họng ho khan là bệnh gì?

Ngứa họng ho khan là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Ngứa họng ho khan là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ....

Tìm hiểu cách chữa ho bằng cây chua me đất

Thử cách chữa ho bằng cây chua me đất ngay tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa ho bằng cây chua me đất cũng có thể làm giảm được đáng kể...

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản, an toàn và hiệu quả

Cách dùng lá tía tô chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa ho cũng có thể...

mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều phải làm sao?

Mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là hiện trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *