Thymomodulin là thuốc gì? Công dụng và liều dùng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thymomodulin là thành phần chính trong nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng. Thuốc thường được dùng để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Thymomodulin là thuốc gì?
Thuốc Thymomodulin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Một số thông tin về thuốc Thumomodulin:

  • Tên hoạt chất: Thymomodulin
  • Phân nhóm: Vaccin, thuốc miễn dịch và kháng huyết thanh
  • Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, ống siro

Các loại thuốc thymomodulin trên thị trường hiện nay:

Trên thị trường hiện đang có hai loại thymomodulin tăng sức đề kháng tốt nhất như

  • Thymomodulin 80mg
  • Thymomodulin – OTC

I. Thuốc Thymomodulin có tác dụng gì?

Thymomodulin thực chất là một chế phẩm có nguồn gốc chiết xuất từ dịch tuyến ức ở con bê. Theo một số nghiên cứu, thymomodulin thực chất là một dạng protein có chứa hoạt tính sinh học cao và có khả năng thúc đẩy làm chín tế bào Lympho T.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra, thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng của tế bào lymphpho T trưởng thành và làm tăng mạnh chức năng của đại thực bào, các tế bào limpho B.

Các thử nghiệm lâm sàng còn cho thấy, thymomodulin hỗ trợ làm tăng số lượng bạch cầu rõ rệt, ngoài ra còn tác động đến tủy xương giúp sản sinh kháng thể, thúc đẩy nhanh sự hình thành hệ thống miễn dịch giúp chống lại các yếu tố gây bệnh.

Nhờ những đặc tính nổi trội, thymomodulin thường dùng để hỗ trợ điều trị cho người có hệ miễn dịch yếu, cơ thể không có khả năng sản sinh ra kháng thể. Ngoài ra, một số trường hợp đường hô hấp bị nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị.

Ngoài ra, thuốc thymomodulin còn dùng cho các bệnh sau:

  • Bệnh viêm gan vi rút
  • Bệnh về não khoa
  • Bệnh về thần kinh
  • Bệnh dị ứng da
  • Viêm da cơ địa cấp hoặc mạn tính
  • Lupus ban đỏ
  • HIV/AIDS
  • Giảm bạch cầu nguyên phát và thứ phát
  • Trẻ em hay bị ốm vặt, biếng ăn

Đặc biệt, thuốc Thymomodulin còn được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư với mục đích làm giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, giúp giảm bớt sự tổn thương ở tủy xương.

II. Thymomodulin được dùng như thế nào?

Trước khi sử dụng thuốc Thymomodulin, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn. Để phát huy được tối đa tác dụng của thuốc, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc dược sĩ về cách dùng.

Trong khi dùng, tuyệt đối không được dùng quá nhiều hoặc quá ít so với liều chỉ định. Đồng thời, cũng không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

III. Liều dùng Thymomodulin

+ Liều dùng Thymomodulin dành cho người lớn

  • Liều dùng thông thường để hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường hô hấp: Mỗi ngày dùng 2 viên, dùng từ 4 – 6 tháng để đạt kết quả điều trị cao.
  • Liều dùng dành cho người bị viêm mũi dị ứng: Mỗi ngày uống 2 viên và uống liên tục trong vòng 4 tháng.
  • Liều dùng hỗ trợ dự phòng tái phát dị ứng thức ăn: Bạn nên uống 2 viên mỗi ngày và sử dụng từ 3 – 6 tháng.
  • Liều dùng hỗ trợ điều trị triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân bị HIV/AIDS: sử dụng 80mg thuốc mỗi ngày và dùng trong 50 ngày.
  • Liều dùng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch suy giảm ở người cao tuổi: Uống 2 viên Thymomodulin mỗi ngày.
  • Liều tăng sức đề kháng: Mỗi lần uống 1 – 2 viên và ngày uống 2 lần.
Thymomodulin 80mg là thuốc gì?
Trước khi sử dụng Thymomodulin bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

+ Liều dùng dành riêng cho trẻ em

  • Liều dùng để hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường hô hấp: Mỗi ngày cho trẻ uống 1 viên.
  • Liều dùng cho trẻ bị viêm mũi dị ứng và hỗ trợ dự phòng tái phát dị ứng thức ăn: Cho trẻ uống 1 viên thuốc Thymomodulin mỗi ngày.
  • Liều dùng để tăng sức đề kháng cho con: Cha mẹ cho con uống 1 viên trong ngày. Tuy nhiên, thuốc Thymomodulin chỉ được sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi.

Lưu ý:   Thuốc chống chỉ định mới những người mẫn cảm và phụ nữ đang mang thai

IV. Tác dụng phụ của thuốc Thymomodulin là gì?

Mặc dù thuốc thymomodulin được chế xuất từ hormon trong tuyến ức của bê nên khá an toàn. Nhưng ở một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Triệu chứng bên ngoài da: người bệnh có thể gặp một số bệnh lý như nổi mề đay, phát ban, đỏ da, đổ mồi hôi và có cảm giác lạnh người.
  • Triệu chứng toàn thân: người bệnh cảm thấy run rẩy tay chân và đôi khi mất kiểm soát. Bên cạnh đó, cơ thể mệt mỏi kèm theo dấu hiệu ù tai, hoa mắt.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng khác như ho liên tục, co giật, cơ thể mất nhiều nước, người mệt lả, ngất xỉu.

Ngoài các tác dụng phụ trên, thuốc Thymomodulin cũng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ khác. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau khi sử dụng thuốc, bạn cần đến ngay cơ sở thăm khám để nhận sự chăm sóc y tế từ bác sĩ.

Cách bảo quản thuốc Thymomodulin

Thuốc thymomodulin nên bảo quản bên trong phòng, cần tránh nơi ẩm ướt, tiếp xúc xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài hay bảo quản trong tủ đá và đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Thường mỗi loại thuốc sẽ có các cách bảo quản khác nhau để đảm bảo thời hạn sử dụng, nên bạn có thể tham khảo thêm từ dược sĩ.

Nghiêm cấm việc vứt thuốc bừa bãi, nhất là nơi có vùng nước nếu như chưa được chỉ định. Cần bỏ thuốc đúng nới quy định nếu thuốc hết hạn hay không cần thiết dùng đến nữa để đảm bảo không gây ra hậu quả cho người khác.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Salmodil có tác dụng gì?

V. Tương tác giữa thuốc Thymomodulin với các loại thuốc nào?

Thuốc Thymomodulin cũng có thể dùng kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau để tăng hiệu quả và rút ngắn được thời gian chữa bệnh. Bên cạnh điểm nổi bật đó, việc phối hợp thuốc không đúng cách hay sai liều cũng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc cũng có thể tương tác với nhau để làm tăng ảnh hưởng phụ lên nhau.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc Thymomodulin với bất kỳ loại thuốc nào cho dù là kê đơn hay không kê đơn, thực phẩm chức năng hay là vitamin thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Tránh trường hợp các loại thuốc sẽ tương tác với nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

VI. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Thymomodulin

Trước khi dùng thuốc thymomodulin để trị bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân:

  • Không nên dùng nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào có chứa trong thuốc.
  • Phụ nữ có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng Thymomodulin khi không có sự cho phép từ bác sĩ.
  • Người đang gặp các vấn đề về sức khỏe như bị hội chứng nội tiết nhất định.

Cách xử lý khi dùng quá liều:

  • Tới hiện tại thì vẫn chưa có bất cứ trường hợp nào gây biến chứng khi dùng thymomodulin quá liều. Nhưng, nếu sau khi dùng quá liều mà bệnh nhân thấy có nhiều biểu hiện lạ trên cơ thể thì nên ngưng uống và tìm đến sự trợ giúp từ cách bác sĩ chuyên gia.

Thuốc Thymomodulin có công dụng trong việc hỗ trợ làm tăng sức đề kháng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, ung thư,… Tuy nhiên, để thuốc không gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn chỉ nên sử dụng Thymomodulin khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Koruan: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
  • Thuốc Metasone có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Phương pháp thở bằng cơ hoành, phương pháp thở Papworth… là những bài tập thể dành cho bệnh nhân hen...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

chế độ dinh dưỡng cho người hen suyễn

Hen suyễn và chế độ ăn uống: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Bệnh hen suyễn và chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong thời gian điều...

6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng

Tập thể dục đúng cách khi bị hen suyễn có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cải thiện...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Di truyền, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn thị bích hàNguyễn thị bích hà says: Trả lời

    Con trai tôi đang điều trị bệnh bị ung thư máu được 3,5 tuổi có uống được ko bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *