Thuốc Levofloxacin STADA® 500 mg có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Levofloxacin STADA® 500 mg là thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Sản phẩm thường được dùng điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng da, viêm đường tiết niệu…

Levofloxacin STADA 500 mg
Thuốc Levofloxacin STADA® 500 mg là kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại có trong cơ thể.

  • Tên hoạt chất: Levofloxacin
  • Tên biệt dược: Tavanic® và Levofloxacin.
  • Phân nhóm: Thuốc kháng axit

I. Thông tin về thuốc Levofloxacin STADA® 500 mg

Tham khảo kĩ thông tin về công dụng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng… để dùng thuốc đúng mục đích, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

1. Thành phần

500 mg levofloxacin (tương đương với 512,46mg levofloxacin hemihydrate).

2. Dạng và hàm lượng

Mỗi viên nén bao phim chứa 500 mg Levofloxacin.

3. Tác dụng

Levofloxacin STADA® 500 mg là dược phẩm thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolones.

Thuốc được dùng để điều trị:

  • Viêm xoang cấp tính
  • Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng da và mô mềm

Đối với những trường hợp trên, Levofloxacin STADA® 500 mg viên nén bao phim chỉ nên được sử dụng khi không thể dùng thuốc khác và thường được khuyên dùng điều trị ban đầu.

Levofloxacin STADA® 500 mg cũng được dùng để điều trị nhiễm trùng do:

  • Viêm bể thận và nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp
  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính
  • Viêm bàng quang không biến chứng
  • Bệnh than qua đường hô hấp

Levofloxacin 500mg viên nén bao phim cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có chuyển biến khi điều trị ban đầu bằng levofloxacin tiêm tĩnh mạch.

Levofloxacin STADA® 500 mg có thể được sử dụng cho các mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên.

4. Liều dùng

Liều lượng Levofloxacin STADA® 500 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và độ nhạy cảm của mầm bệnh.

Liều dùng cho người lớn:

  • Viêm phổi cộng đồng (CAP): Uống 500 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 – 14 ngày.
  • Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn: Uống 500 mg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 – 14 ngày.
  • Đợt nhiễm khuẩn cấp của bệnh viêm phế quản: 500 mg x 1 lần/ngày, dùng thuốc trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: Uống 500 mg x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 28 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng:  500 mg x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 – 14 ngày. (Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu thông thường, chỉ cần dùng 250 mg x 1 lần/ngày ngày, uống trong 3 ngày.)
  • Viêm thận- bể thận cấp tính: Uống 500 mg x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 – 14 ngày.
  • Điều trị dự phòng phơi nhiễm Bacillus anthracis (bệnh than): Dùng 500 mg uống sau khi tiếp xúc.
  • Liều dùng điều trị bệnh dịch hạch: Dùng 500 mg/ lần/ ngày, dùng thuốc liên tục từ 10 – 14 ngày.
  • Viêm niệu đạo do Nongonococcal: Uống 500 mg/ lần/ ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
  • Viêm vùng chậu: Uống 500 mg/ lần/ ngày, dùng liên tục trong vòng 14 ngày.
  • Viêm mào tinh hoàn: 500 mg/ lần/ ngày, dùng liên tục trong 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da: 500 mg x 1 hoặc 2 lần/ngày, dùng liên tục 7 – 14 ngày.

Liều dùng cho trẻ em

  • Điều trị bệnh than: Đối với trẻ trên 50 kg, uống 500 mg/ lần/ ngày. Dùng trong 10 – 14 ngày.
  • Điều trị dịch hạch: Đối với trẻ trên 50 kg, uống 500 mg. Dùng trong 10 – 14 ngày.

5. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

  • Levofloxacin STADA 500 mg viên nén bao phim được dùng 1 – 2 lần/ ngày, dùng trong bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn.
  • Uống nguyên viên, không cần nghiền nát, uống với lượng nước vừa đủ.
  • Nên uống Levofloxacin 500mg ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi uống thuốc có chứa thành phần là muối sắt, muối kẽm, thuốc kháng axit có chứa magiê hoặc nhôm, hoặc didanosine.

6. Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Levofloxacin STADA 500 mg cho những đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với levofloxacin hay bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị động kinh: Levofloxacin có thể làm giảm ngưỡng động kinh, từ đó dễ dàng kích hoạt cơn động kinh ở những đối tượng có tiền sử bệnh.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh gân do Fluoroquinolon.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

7. Thận trọng

Thận trọng dùng Levofloxacin cho những nhóm đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị suy thận: Vì Levofloxacin được đào thải chủ yếu qua thận, do đó cần điều chỉnh liều levofloxacin phù hợp nếu như bạn thuộc nhóm trên.
  • Bệnh nhân được điều trị bằng chất đối kháng Vitamin K.
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt G-6- phosphate dehydrogenase.

8. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc trong bao bì, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nhiệt độ quá 30 độ C.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

II. Một số lưu ý khi dùng Levofloxacin STADA® 500 mg

Tham khảo kĩ những thông tin tin sau để dùng thuốc đúng cách, tránh tác dụng không đáng có.

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng Levofloxacin STADA® 500 mg, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Tăng enzym gan
  • Đau đầu
  • Mất ngủ

Ở một số đối tượng, có thể xuất hiện các biểu hiện:

  • Hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng, kích động, lo lắng
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón
  • Tăng Bilirubin huyết
  • Ngứa âm đạo, phát ban.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp gồm có:

  • Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp
  • Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, phù lưỡi, viêm dạ dày
  • Sưng, đứt gân
  • Đau cơ, khớp
  • Động kinh (co giật)
  • Trầm cảm, rối loạn tâm thần
  • Phù nề, choáng, sốc phản vệ.

Không phải ai cũng mắc phải các triệu chứng được liệt kê. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Levofloxacin STADA 500 mg trị bệnh. Liên hệ với chuyên gia nếu như nhận thấy những triệu chứng bất thường không nằm trong danh mục trên sau khi dùng thuốc để có biện pháp khắc phục.

2. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc xảy ra khi dùng 2 hoặc nhiều loại có thành phần tương tác cùng nhau. Tương tác thuốc làm giảm dược tính của thuốc điều trị hoặc làm gia tăng tác dụng phụ.

Levofloxacin STADA 500 mg có thể gây tương tác với những loại thuốc sau:

  • Muối sắt, muối kẽm, thuốc kháng axit có chứa magie hoặc nhôm, didanosine.
  • Sucralfate
  • Theophylline, fenbufen hoặc các thuốc chống viêm không steroid tương tự.
  • Probenecid và cimetidine
  • Ciclosporin
  • Thuốc đối kháng vitamin K

Tương tác thuốc có thể được khắc phục bằng cách dùng thuốc giãn cách nhau khoảng 1,5 – 2 giờ đồng hồ. Để chắc chắn hơn, trước khi được bác sĩ kê đơn, bạn nên liệt kê những loại thuốc mình đang dùng (nếu có), bao gồm các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng… Dựa vào đó, các chuyên gia sẽ chỉ định cũng như hướng dẫn dùng thuốc an toàn.

3. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Khi dùng thiếu liều, nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giữa liều bỏ lỡ và liều kế hoạch gần nhau, hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng lịch trình.

Đối với trường hợp quá liều, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như nhầm lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức và co giật,… cần nhanh chóng liên hệ chuyên gia để có hướng khắc phục kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Levofloxacin STADA 500 mg. Người bệnh lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc, cần liên hệ sớm với bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng được giải đáp những thắc mắc.

Tin bài liên quan

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ và hướng điều trị phù hợp

Hiện tượng rụng tóc là rất bình thường nhưng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là một chứng bệnh...

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em - An toàn, hiệu quả

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả

Thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em là những loại có thành phần phù hợp với làn da mềm...

Các loại kem chống hăm tã cho bé được sử dụng phổ biến

Hăm tã sẽ khiến da của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị nứt nẻ hơn. Mặc dù điều...

Bệnh vẩy nến khi mang thai: Thông tin cần biết để phòng và điều trị

Bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất cũng như tinh thần của phụ nữ mang thai....

Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ

Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng đông y cổ truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.