Levodropropizine là thuốc gì?
Levodropropizine là tên của một hoạt chất, được bào chế thành thuốc để điều trị ho. Nắm được những thông tin của thuốc sẽ giúp bạn tránh được việc sử dụng sai cách.
- Tên biệt dược: Levodropropizine.
- Tên hoạt chất: Levodropropizine.
- Phân nhóm: Nhóm thuốc chống ho.
Levodropropizine – những thông tin cần tìm hiểu
Trước hết, bạn cần biết Levodropropizine là một loại muối có khối lượng phân tử là 236.31g/mol, cấu tạo gồm 2N và 2 nhóm OH.
1- Tác dụng của Levodropropizine
Levodropropizine thường được biết là có công dụng điều trị, kiểm soát, cải thiện và phòng chống ho ở cả trẻ em và người lớn. Thuốc có thể được điều chế ở dạng siro hoặc viên nén, với tác dụng tương đương nhau.
2- Cách dùng và liều dùng Levodropropizine
Đối với Levodropropizine dạng siro, người bệnh nên uống khi bụng rỗng hoặc làm theo các hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Nếu không chắc chắn về cách uống thuốc, bạn hãy liên hệ với dược sĩ/ bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Bởi vì trong từng trường hợp, liều lượng cần thiết sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Liều dùng thông thường để giảm ho cho người lớn: 60mg/ 5-7 ngày.
- Liều dùng cho trẻ em trên 2 tuổi: 1mg/kg.
- Liều dùng cho trẻ trên 12 tuổi: 60mg/ ngày.
Lưu ý, dù được dùng với liều lượng và đối tượng như thế nào thì bệnh nhân cũng không kéo dài thời gian uống thuốc quá 7 ngày. Việc làm này sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, liều lượng của thuốc sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người.
3- Tác dụng phụ của Levodropropizine
Có một thực tế là không phải người dùng nào cũng gặp các tác dụng phụ do thuốc mang lại, hầu hết các phản ứng hiếm gặp đều có tính chất khá nghiêm trọng. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Levodropropizine trong thời gian dài bao gồm:
- Buồn nôn và nôn
- Đau tức ngực
- Đau bụng, tiêu chảy
- Hay cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
- Chóng mặt, nhức đầu, giảm tập trung
- Đánh trống ngực (nhịp tim đập nhanh bất thường).
Còn một số tác dụng phụ của Levodropropizine mang tính chủ quan chưa được liệt kê, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi cảm nhận được những thay đổi không mong muốn trong thời gian dùng thuốc.
4- Thận trọng trước khi dùng thuốc Levodropropizine
Trước khi sử dụng Levodropropizine, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu như bản thân đang rơi vào các trường hợp như sau:
- Có cơ địa dị ứng với Levodropropizine.
- Bị chứng tiết chất nhầy quá mức và bị hạn chế chức năng lông mao quản.
- Bệnh suy gan.
- Có tiền sử bị suy thận nặng.
Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết sớm về danh sách các thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng đã hoặc đang dùng trong 1 tháng trở lại đây. Dưới đây là những vấn đề người bệnh cần thận trọng trước khi dùng thuốc Levodropropizine:
- Trẻ em dưới 2 tuổi, cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng Levodropropizine.
- Có công việc cần sự tập trung, vì thuốc Levodropropizine có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn.
- Đang có thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú (về trường hợp này, vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng Levodropropizine trong khi đang mang thai hoặc đang cho con bú, nhưng cũng chưa thể xác định được thuốc an toàn cho bà mẹ và thai nhi).
Tham khảo thêm: Thuốc Pharcoter là thuốc gì? Có công dụng chữa bệnh gì?
5- Tương tác thuốc Levodropropizine
Trong trường hợp người bệnh dùng song song các loại thuốc không kê đơn khác với Levodropropizine, công dụng của cả 2 có thể sẽ bị thay đổi, hay thậm chí là tăng các rủi ro gặp phải các tác dụng phụ. Theo đó, Levodropropizine có khả năng tương tác với những loại thuốc dưới đây:
- Alcohol
- Hypnotics
- Sedatives
- Thuốc an thần
- Thuốc kháng Histamine
Để tránh tương tác thuốc, bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hết sức thận trọng nếu muốn bổ sung thêm bất cứ loại thuốc nào vào quá trình điều trị.
6- Trường hợp quá liều
Levodropropizine khi dùng quá liều sẽ không cải thiện được các triệu chứng của bệnh ho, ngược lại còn khiến cho các tác dụng phụ xảy ra nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu vô ý dùng thuốc quá liều bạn hãy mang theo vỏ hộp thuốc và đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Tuyệt đối không tự ý đưa thuốc Levodropropizine cho người khác dùng, dù họ có cùng thể trạng cũng như bệnh tình tương tự bạn, điều này sẽ dễ khiến cho người đó rơi vào tình trạng dùng thuốc quá liều.
Ngược lại, nếu bạn quên dùng 1 (hoặc 1 vài) liều Levodropropizine, hãy tiếp tục dùng theo đúng như toa thuốc, sau đó thảo luận với bác sĩ về việc dùng liều bổ sung. Cuối cùng, bạn không được tự ý ngưng hoặc tăng giảm liều lượng Levodropropizine, hành động này sẽ có thể mang đến những nguy hiểm không đáng có.
7- Bảo quản thuốc Levodropropizine
Thuốc Levodropropizine tốt nhất nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng (30-35 độ C) và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, độ ẩm. Không để thuốc vào trong ngăn đông của tủ lạnh, đồng thời để thuốc xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
Để bảo vệ môi trường, bạn không nên xả thuốc xuống cống thoát nước (trừ khi được bác sĩ hướng dẫn), vui lòng hỏi bác sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn. Thuốc sẽ cần được tiêu hủy khi đã hết hạn sử dụng (được in trên bao bì), lúc này, tác dụng của thuốc đã gần như mất đi.
Đây là những thông tin dừng lại ở mức độ tham khảo về thuốc Levodropropizine. Trong trường hợp muốn biết thêm chi tiết, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Toplexil: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
- Thuốc Olesom S có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!