Thuốc Mixtard có công dụng gì?

Mixtard là thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị nếu bạn sử dụng không đúng cách. Theo dõi các thông tin trong bài viết để hiểu rõ tác dụng, liều lượng và tần suất sử dụng thuốc, từ đó hạn chế được các tình trạng nêu trên.

thuốc Mixtard
Mixtard là thuốc điều trị bệnh tiểu đường

  • Tên thuốc: Mixtard
  • Phân nhóm: thuốc hocmon, nội tiết tố
  • Dạng bào chế: hỗn dịch tiêm

Những thông tin về thuốc Mixtard

1. Tác dụng

Mixtard là hỗn hợp có chứa insulin dùng để ổn định đường huyết. Thuốc được chỉ định khi điều trị tiểu đường.

Tiểu đường là căn bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ hàm lượng insulin để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Mixtard được sử dụng để bổ sung insulin cho cơ thể, insulin tổng hợp có cấu trúc tương tự như insulin do tuyến tụy tạo ra.

2. Chống chỉ định

Mixtard chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người có lượng đường trong máu thấp
  • Kali huyết thấp/giảm
  • Suy thận và các vấn đề về thận
  • Người dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
chống chỉ định thuốc Mixtard
Thuốc Mixtard chống chỉ định với bệnh nhân suy thận hoặc gặp các vấn đề về thận khác

Các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Mixtard. Do đó bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

3. Dạng bào chế và hàm lượng

Mixtard được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm, thuốc có nhiều hàm lượng:

  • Mixtard 30: insulin 30% và insunlin isophane 70%
  • Mixtard 40: insulin 40% và insunlin isophane 60%
  • Mixtard 50: insulin 50% và insunlin isophane 50%

Một số hàm lượng của thuốc không được đề cập trong bài viết, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

4. Cách dùng – liều lượng

Mixtard được dùng bằng cách tiêm qua da, ở đùi, thành bụng, mông hoặc vai. Thuốc được sử dụng trước khi ăn 30 phút và dùng từ 1 – 2 lần/ngày.

Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc theo cách khác. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, đồng thời hạn chế được những rủi ro phát sinh.

  • Liều dùng:

Liều dùng thông thường từ 0,3 – 1,0 IU cho mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng tùy vào triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ thích hợp với các trường hợp phổ biến nhất.

5. Bảo quản

Bảo quản Mixtard ở nhiệt độ phòng, dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi để hạn chế tình trạng thú nuôi và trẻ nuốt phải thuốc.

Khi thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu biến chất, đổi màu, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Nên tham khảo thông tin trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý đổ thuốc vào nguồn nước hoặc môi trường tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi dùng Mixtard

1. Thận trọng

Trong quá trình điều trị bằng Mixtard, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để tránh tình trạng hạ đường huyết.

Thận trọng khi dùng thuốc Mixtard
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, bạn không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Với các đối tượng này, mỗi tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và em bé. Nếu bạn thiếu thận trọng, các tình huống rủi ro có thể phát sinh.

Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra hội chứng Cushing, bệnh cường giáp và u tủy thượng thận. Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng Mixtard để điều trị.

2. Tác dụng phụ

Mixtard có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị.

  • Ngứa
  • Nổi ban
  • Đỏ da
  • Cứng da
  • Nổi mề đay
  • Teo tổ chức mỡ
  • Phì đại tổ chức mỡ
  • Phản ứng phản vệ

Thông tin này chưa bao gồm tất cả tác dụng phụ có thể phát sinh khi sử dụng Mixtard. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết.

Nếu các triệu chứng nêu trên không thuyên giảm hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng thành phần trong Mixtard phản ứng với các hoạt chất có trong các loại thuốc điều trị khác. Mức độ tương tác nhẹ có thể làm thay đổi hoạt động của từng loại thuốc hoặc làm suy giảm hiệu quả điều trị. Ngược lại, bạn có thể gặp phải các phản ứng nghiêm trọng nếu mức độ tương tác nặng nề.

tương tác thuốc Mixtard
Cần hạn chế tình trạng tương tác thuốc

Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm: thuốc kê toa, viên uống hỗ trợ, thảo dược, vitamin,….). Trong trường hợp có tương tác xảy ra, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
  • Thay thế loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác

4. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nếu bạn điều trị nội trú, bạn sẽ được chuyên viên y tế kiểm soát hàm lượng đường và các chỉ số trong cơ thể một cách chặt chẽ. Ngược lại, nếu điều trị tại nhà, bạn nên chú ý các biểu hiện của cơ thể để kịp thời ngưng thuốc.

Bạn nên ngưng dùng Mixtard trong các trường hợp sau:

  • Lượng đường trong máu tăng hoặc giảm bất thường
  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn
  • Tác dụng phụ kéo dài và trầm trọng

Việc sử dụng thuốc Mixtard cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng điều trị cho bất cứ trường hợp nào.

Có thể bạn quan tâm

Tiểu đường (đái tháo đường): Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được xác định là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất....

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt...

Lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không cần lấy máu – Điều cần biết

Hiện nay, thị trường bắt đầu ra đời các loại máy đo đường huyết không cần lấy máu. Những sản...

Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

Một số loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể kể đến như lá dứa, mạch môn, sầu đâu,...

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Bạn đọc có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *