Thuốc Sitar giá bao nhiêu? Tác dụng và liều dùng cụ thể

Thuốc Sitar là dược phẩm của Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng nhằm cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh trĩ, sa dạ dày, sa tử cung,…

thuoc sitar bao nhieu tien
Thuốc Sitar là dược phẩm của Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco – VIỆT NAM.

  • Tên thuốc: Sitar
  • Dạng bào chế: Viên hoàn cứng
  • Phân nhóm: Thuốc bổ sung

Những thông tin cần biết về thuốc Sitar

1. Thành phần

Thuốc Sitar có chứa các thành phần sau:

  • Đảng sâm 0.4g: Có tác dụng tăng co bóp ruột, bảo vệ niêm mạc bị viêm và loét ở cơ quan tiêu hóa.
  • Đương quy 0.4g: Có khả năng tăng sức đề kháng và thể trạng.
  • Thăng ma 0.4g: Tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, giải độc, hạ huyết áp, ức chế vi khuẩn và các loại nấm ngoài da.
  • Trần bì 0.4g: Kích thích nhẹ cơ quan tiêu hóa giúp giải phóng khí ứ trệ ra bên ngoài. Trần bì còn làm giãn cơ trơn của ruột và dạ dày.
  • Sinh khương 0.14g: Tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, chống loét và chống viêm.
  • Hoàng kỳ 1.4g: Tăng sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và kháng khuẩn.
  • Bạch truật 0.4g: Tác dụng chống loét gan, đường tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, kháng viêm và lợi niệu.
  • Sài hồ 0.4g: Giúp an thần, giải nhiệt, kháng khuẩn và kháng virus.
  • Cam thảo 0.7g: Tác dụng chống loét đường tiêu hóa, kháng khuẩn, giải nhiệt, hạ mỡ trong máu.
  • Đại táo 0.28g: Tăng cường sức khỏe và thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.

2. Chỉ định

Thuốc Sitar được chỉ định trong những trường hợp sau:

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Sitar cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân tăng huyết áp (biểu hiện: chóng mặt, hoa mắt, đắng miệng, đau đầu, mặt đỏ, tai ù, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ho ra máu,…)

4. Dạng bào chế – quy cách

  • Dạng bào chế: Viên hoàn cứng
  • Quy cách: Hộp 10 gói (mỗi gói x 5g viên hoàn cứng)

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc bằng đường uống. Khi uống nên uống cùng với nước ấm, có thể dùng trước hoặc sau khi ăn.

Liều dùng: Dùng 1 – 2 gói/ lần. Ngày dùng 3 lần

thuốc sitar giá bao nhiêu
Sử dụng thuốc bằng đường uống, nên uống cùng với nước ấm

Mỗi liệu trình kéo dài từ 1 – 2 tháng. Cần sử dụng thuốc đều đặn và liên tục để đạt được kết quả tốt.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc trong gói, chỉ lấy viên thuốc ra khi có nhu cầu sử dụng. Đặt thuốc trong nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, nơi ẩm thấp đồng thời cần để xa tầm với của trẻ nhỏ.

7. Giá thành

Thuốc Sitar có giá bán dao động từ 75 – 85.000 đồng/ hộp 10 gói. Bạn có thể tìm mua ở các đại lý bán lẻ hoặc quầy thuốc tây.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Sitar

Khi sử dụng thuốc Sitar chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Thận trọng

Nếu bạn đang sử dụng các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ để hạn chế tương tác hoặc quá liều thuốc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh trĩ. Tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng.

Không dùng thuốc quá hạn hoặc có biểu hiện bất thường (nấm mốc, đổi màu, có mùi lạ,…). Trong trường hợp này, bạn nên tìm hiểu thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn có thể phát sinh trong thời gian sử dụng.

thuoc sitar co tac dung gi
Khi dùng thuốc bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phát ban, dị ứng,…

Tác dụng phụ thông thường: Phát ban, Dị ứng, Buồn nôn, Đau bụng, Rối loạn tiêu hóa.

Các tác dụng phụ này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu mới sử dụng. Nếu triệu chứng không có xu hướng thuyên giảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hiệu chỉnh liều hoặc ngưng thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Sitar chữa bệnh trĩ. Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn từ chuyên gia. Trong những trường hợp thuốc dùng lâu mà không đem lại hiệu quả tích cực, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến BS để thay đổi phương pháp phù hợp hơn.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm kiếm phương pháp điều tri. Hãy điều trị sớm để khỏi bệnh sớm và tránh những biến chứng không mong muốn về sau. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và luôn có sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *