Thuốc Silygamma là thuốc gì?

Thuốc Silygamma là thuốc được chiết xuất từ quả Cúc gai. Thuốc Silygamma điều trị các bệnh về gan như: viêm gan mãn tính, xơ gan, nhiễm độc gan,… Bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây để biết thêm một số thông tin hữu ích về thuốc Silygamma như liều dùng, tác dụng phụ, giá thuốc,…

Thuốc Silygamma là thuốc điều trị một số bệnh về gan.
Thuốc Silygamma là thuốc điều trị một số bệnh về gan.
  • Tên biệt dược: Silygamma®;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc bệnh gan;
  • Dạng bào chế: viên nang mềm.

Những thông tin cần biết về thuốc Silygamma®

1. Thành phần

Mỗi viên thuốc Silygamma đều có chứa chất Silymarin với hàm lượng 150mg. Chất Silymarin được tìm thấy trong quả Cúc gai. Người ta chiết xuất Silymarin từ Cúc gai thành cao khô và bào chế thành thuốc.

Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT cùng việc sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, đem lại hiệu quả xử lý bệnh cao, triệt để được kế thừa từ Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi phiền toái, lo lắng do các bệnh về gan gây ra. Đây hiện đang là địa chỉ chữa bệnh gan được tin tưởng, đánh giá cao nhất hiện nay.

Chất Silymarin là một hỗn hợp được tạo thành từ silibinin, silidianin, silichristin và flavonol. Chất này hoạt động tốt ở gan, có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại cho gan.

Bên cạnh đó, chất Silymarin còn kích thích tổng hợp protein ở gan, giúp tái tạo gan, phục hồi chức năng gan.

2. Chỉ định

Thuốc Silygamma được chỉ định để hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

  • Bệnh viêm gan mãn tính;
  • Bệnh xơ gan;
  • Trường hợp gan bị tổn thương do nhiễm độc.

3. Chống chỉ định

Thuốc Silygamma không thích hợp điều trị cho những trường hợp bệnh nhân sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc gan cấp tính;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần Silymarin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các loại thực phẩm thuộc họ cúc và quả cúc gai.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc Silygamma với nước lọc, nước sôi để nguội.

Liều dùng của thuốc chỉ áp dụng cho người lớn và người từ 12 tuổi trở lên, như sau:

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày;
  • Nên uống thuốc ngay trước bữa ăn hoặc trong bữa ăn;
  • Thời gian điều trị: tùy thuộc vào mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Silygamma được bào chế ở dạng viên nén. Hãy uống thuốc theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
Thuốc Silygamma được bào chế ở dạng viên nén. Hãy uống thuốc theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

5. Bảo quản thuốc

Người dùng nên bảo quản thuốc Silygamma theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ, nếu chưa có nhu cầu sử dụng. Lấy thuốc ra khỏi vỉ quá sớm sẽ khiến thuốc bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc quá lâu với môi trường, không khí bên ngoài.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Silygamma

1. Thận trọng

Đối với trường hợp không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thụ glucose-galactose, bệnh nhân không nên dùng thuốc Silygamma.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Silygamma, bệnh nhân cần kiêng cử tiêu thụ rượu bia,…

Nếu da dẻ và tròng trắng của mắt thay đổi sang màu vàng, vàng đậm, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có các biện pháp xử lý kịp thời.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Silygamma gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Nổi mề đay;
  • Thường xuyên đi cầu;
  • Hiếm gặp: Khó thở.

Tuy nhiên trên đây chưa phải toàn bộ tác dụng phụ của thuốc Silygamma. Tác dụng phụ của thuốc có thể sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người hoặc không xuất hiện, tùy vào cơ địa.

Nếu gặp phải các triệu chứng lạ, gây khó chịu, người dùng thuốc nên thông báo ngay cho bác sĩ biết để khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Silygamma có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác. Điều này có nghĩa, bạn không nên phối hợp thuốc Silygamma với những loại thuốc ấy vì chúng kỵ lẫn nhau.

Thuốc Silygamma tương kỵ với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc có chứa enzym CYP3A4: Chất Silymarin sẽ làm giảm hoạt tính của enzym CYP3A4.
  • Các loại thuốc có chứa enzyme cytochrome P450: Chất Silymarin tương tác với isoenzym.

Hãy cho bác sĩ biết bạn cho nhu cầu sử dụng kết hợp thuốc Silygamma để nhận được những lời khuyên, hướng dẫn cách xử lý trong trường hợp hai loại thuốc tương kỵ với nhau.

Thuốc điều trị viêm gan Silygamma có tương kỵ với một số loại thuốc khác, bạn nên thận trọng khi dùng kết hợp.
Thuốc điều trị viêm gan Silygamma có tương kỵ với một số loại thuốc khác, bạn nên thận trọng khi dùng kết hợp.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Dùng thuốc thiếu liều không gây nguy hiểm nhưng sẽ kéo dài thời gian điều trị.

Hiện nay, chưa có ghi nhận vào về những nguy hiểm khi dùng thuốc quá liều. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan dùng thuốc quá liều trong mỗi lần uống. Nếu sơ ý dùng thuốc quá liều và nhận thấy cơ thể xuất hienj các triệu chứng lạ, hãy báo với bác sĩ để được giúp đỡ.

5. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Silygamma khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc có những dị ứng khi dùng thuốc.

6. Mua thuốc Silygamma ở đâu, giá thuốc bao nhiêu?

Thuốc Silygamma do công ty Wörwag Pharma GmbH & Co.KG sản xuất tại Đức. Hiện nay, thuốc đã được nhập khẩu và phân phối ở thị trường Việt Nam.

Bạn có thể tìm mua thuốc Silygamma ở các nhà thuốc hoặc đại lý phân phối thuốc uy tín trên toàn quốc.

Thuốc được trình bày, đóng gói trong hộp giấy: mỗi hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 25 viên.

Thuốc Silygamma được bán với giá là 420.000 VNĐ/hộp. Tuy nhiên, giá thuốc có thể sẽ còn theo đổi theo từng thời điểm và ở những nhà thuốc, đại lý bán khác nhau.

TIN XEM THÊM

Nổi tiếng với chuyên môn cao, tay nghề giỏi, luôn tận tâm, hết lòng vì bệnh nhân nên Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa bệnh gan được đông đảo người bệnh tin tưởng và yêu quý. Bác sĩ đã “mát tay” giúp hàng ngàn người chữa khỏi các bệnh lý về gan, chấm dứt phiền toái, biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Đau dây chằng khớp háng: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau dây chằng khớp háng là một tổn thương phổ biến. Tình trạng này có thể do các bệnh lý...

Viêm gân là gì? – Vị trí thường gặp, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các...

Hiểu hơn về viêm gân gót chân và cách điều trị

Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối...

Bệnh viêm gân cổ tay là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm gân cổ tay là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng các gân...

Viêm gân bánh chè gây đau đầu gối phải làm thế nào?

Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương gân nối giữa xương bánh chè và xương chày do chấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.