Thuốc Piperacillin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Piperacillin thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và điều trị ký sinh trùng. Thuốc có tác dụng tác động và diệt các loại vi khuẩn ưa khí, kỵ khí gram âm và kỵ khí gram dương. Vì thế thuốc thường được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, bệnh phụ khoa…

Thuốc Piperacillin
Thông tin cơ bản về công dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Piperacillin

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và điều trị ký sinh trùng
  • Tên khác: Piperacillin
  • Tên biệt dược: Pipertex

Thông tin về thuốc Piperacillin

1. Dạng bào chế

Thuốc tiêm, thuốc bột pha tiêm, lọ thuốc bột để tiêm.

2. Thành phần

Thuốc Piperacillin được bào chế bởi hoạt chất Piperacilline và lượng tá dược vừa đủ trong một lọ thuốc bột tiêm, thuốc tiêm và thuốc bột pha tiêm.

3. Công dụng

Thuốc Piperacillin là thuốc kháng sinh Ureido penicilin phổ rộng. Thuốc có khả năng tác động và sát khuẩn đối với các loại vi khuẩn ưa khí, kỵ khí gram âm và kỵ khí gram dương. Thuốc hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Khi bị tác động bởi các Beta lactamase thuốc có thể bị giảm tác dụng. Bên cạnh đó việc kháng Piperacillin có thể do sự thay đổi ở nhiễm sắc thể và do beta lactamase làm suy giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

4. Chỉ định

Thuốc Piperacillin thường được chỉ định dùng trong ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm xoang, các dạng viêm mũi…
  • Những bệnh lý liên quan đến thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do một số vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Đặc biệt nhiễm khuẩn do Pseudomonas
  • Bệnh về tai mũi họng: Viêm họng
  • Răng hàm mặt
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Bệnh phụ khoa
  • Giảm bạch cầu trung tính, nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas. Phải phối hợp aminoglycosid với thuốc để điều trị
  • Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tử cung, ổ bụng.

Ngoài ra, thuốc Piperacillin còn được sử dụng để dự phòng trong phẫu thuật.

5. Chống chỉ định

Thuốc Piperacillin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Piperacilline, Cephalosporine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đàn bị dị ứng với nhóm Amide, Lidocain
  • Phụ nữ có thai.

6. Cách dùng

Thuốc Piperacillin được tiêm dưới dạng muối natri. Liều dùng thuốc sẽ được tính theo số lượng tương đương của thuốc piperacilin base. Đối với những trường hợp bị suy thận cần phải giảm liều. Thuốc thường được sử dụng để tiêm tĩnh mạch chậm với thời gian từ 3 – 5 phút. Đối với trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc cần được tiêm trong thời gian từ 20 – 40 phút. Hoặc sử dụng để tiêm bắp sâu. Đối với bệnh nhân là người lớn, không được tiêm bắp quá 2 gram/lần. Đối với bệnh nhi, không được tiêm bắp quá 0,5 gram/lần.

Cách sử dụng thuốc Piperacillin
Cách sử dụng thuốc Piperacillin

Đối với tiêm tĩnh mạch

Mỗi gram Piperacillin nên được pha ít nhất với 5ml nước cất để tiêm.

Đối với tiêm truyền tĩnh mạch

Mỗi gram thuốc bột cần pha với ít nhất 5ml nước cất. Sau đó pha thành 50ml với dịch truyền để truyền trong khoảng 20 – 40 phút.

Đối với tiêm bắp sâu

Mỗi gram thuốc bột cần được pha với ít nhất 2ml nước cất. Hoặc pha thuốc cùng với 0,5 – 1% dung dịch lignocain.

Dịch pha loãng thích hợp để pha thuốc gồm: Nước cất pha tiêm, dextran 6% trong dung dịch natri clorid 0,9%, glucose 30%, mannitol 20%, dung dịch glucose 5% và natri clorid 0,9%, dung dịch glucose 5%, natri clorid 0,9%, dung dịch Ringer lactat.

Những dung dịch pha loãng thích hợp thường được dùng để pha thuốc piperacilin kết hợp tazobactam gồm: Dung dịch glucose 5%, dung dịch natri clorid 0,9%  và nước cất pha tiêm.

Không nên pha thuốc Piperacillin và dạng phối hợp tazobactam cùng với dịch thủy phân protein, máu truyền hoặc một số dung dịch chỉ có natri bicarbonat.

Thuốc Piperacillin cần phải được sử dụng ngay sau khi pha xong. Dung dịch còn lại sau khi dùng phải bỏ đi. Tuy nhiên, về mặt hóa học, đối với dung dịch thuốc đã pha vẫn ổn định trong 48 giờ ở 4 độ C hoặc ít nhất trong 24 giờ với nhiệt độ trong phòng.

7. Liều lượng

Liều dùng thuốc Piperacillin ở mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý.

Đối với người lớn

Liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường

  • Liều khuyến cáo: Tiêm tĩnh mạch từ 200 – 300 mg/kg thể trọng/ngày, chia thuốc thành 6 lần sử dụng.

Liều dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có đe dọa đến tính mạng do Klebsiella hoặc Pseudomonas

  • Liều hàng ngày: Dùng trên 16 gram. Đồng thời khoảng cách các liều điều trị khoảng 4 – 6 giờ. Tiêm tĩnh mạch.
  • Liều tối đa: Tiêm tĩnh mạch 24 gram/ngày hoặc hơn.

Liều dùng thuốc cho nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa

  • Liều khuyến cáo: Tiêm tĩnh mạch 4 – 5mg/kg thể trọng/ngày. Tiêm 1 lần hoặc chia thành 2 lần sử dụng, cách nhau 12 giờ. Sử dụng 2 – 6 tuần tuần theo vị trí nhiễm khuẩn.

Liều dùng thuốc cho điều trị sốt, giảm bạch cầu đa nhân trung tính

  • Liều khuyến cáo: Tiêm tĩnh mạch 4 gram/lần, cách 6 giờ tiêm 1 lần. Phối hợp với Gentamicin 4 – 5mg/kg thể trọng/ngày, có thể tiêm 1 lần hoặc 2 lần cách nhau 12 giờ.

Liều dùng cho phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật

Liều khuyến cáo: Dùng 2 gram/lần trước khi phẫu thuật. Sau đó cách nhau 6 – 8 giờ, dùng ít nhất 2 liều 2 gram/lần. Sử dụng trong vòng 24 giờ của ca phẫu thuật.

Đối với trẻ em có chức năng thận bình thường

Liều dùng thuốc cho trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 200 – 300mg/kg thể trọng/ngày. Chia thành nhiều lần sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ.

Liều dùng cho trẻ em từ 0 – 1 tháng tuổi

  • Trọng lượng cơ thể dưới 2 kg: Dùng 50mg/kg cơ thể/8 giờ.
  • Trọng lượng cơ thể trên 2 kg: Dùng 50mg/kg cơ thể/8 giờ trong trường hợp trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi. Dùng 75mg/kg cơ thể/8 giờ trong trường hợp trẻ trên 7 ngày tuổi.

Đối với người lớn bị suy giảm chức năng thận, nặng trên 70kg

  • Hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút: Dùng 4 gram/ngày.
  • Hệ số thanh thải creatinin là 21 – 40 ml/phút: Dùng 4 gram/12 giờ.
  • Hệ số thanh thải creatinin là 41 – 80 ml/phút: Dùng 4 gram/8 giờ.

Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo

  • Liều khuyến cáo: Dùng tối đa 2 gram/lần, cách nhau 8 giờ 1 lần. Ngay sau khi lọc máu, dùng 1 gram/lần.

Đối với trẻ em bị suy giảm chức năng thận

Trẻ em bị nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu: Tiêm tĩnh mạch 100 – 150mg/kg/ngày.

Lưu ý: Liều và khoảng cách tiêm ở trẻ em phụ thuộc vào nồng độ của huyết tương.

Phối hợp Piperacilin với tazobactam

Thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ, nhiễm khuẩn đường ruột và khi phẫu thuật bụng. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng đối với trường hợp viêm vòi trứng. Bởi Chlamydia trachomatis không nhạy cảm với thuốc.

Đối với trường hợp nhiễm khuẩn do Pseudomonas, khoảng cách tiêm thuốc cần được rút ngắn: Dùng 4 gram/4 lần. Khi chức năng thận kém, khoảng cách giữa các liều dùng cần phải kéo dài.

Liều dùng thuốc Piperacillin
Liều dùng thuốc Piperacillin

8. Bảo quản

Thuốc Piperacillin nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng. Về mặt hóa học, đối với dung dịch thuốc đã pha vẫn ổn định trong 48 giờ ở 4 độ C hoặc ít nhất trong 24 giờ với nhiệt độ trong phòng. Bất kỳ dung dịch nào đã lấy ra khỏi bao bì, lọ hoặc đã dùng nhưng còn dư đều phải bỏ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Piperacillin

1. Khuyến cáo khi dùng

Trước khi đưa thuốc Piperacillin vào quá trình chữa bệnh, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Thuốc Piperacillin dạng tiêm cần phải được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa và bán theo đơn
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và bệnh nhân bị thiểu năng thận cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Piperacillin
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nặng, hãy nghĩ đến dấu hiệu của viêm ruột màng giả do kháng sinh gây ra. Khi đó bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc Metronidazol
  • Ở những bệnh nhân có tích lũy nước và natri, người bệnh cần lưu ý lượng natri trong các liều điều trị với thuốc Piperacillin. Nhất là khi sử dụng liều cao
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh nếu muốn sử dụng thuốc Piperacillin cần có chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải thật thận trọng về cách dùng và liều lượng ở đối tượng này
  • Những bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kháng sinh beta lactam có thể gây chảy máu. Đặc biệt là ở những người bị suy thận. Trong trường hợp bạn bị chảy máu do sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời phải kiểm tra và tiến hành điều trị thích hợp
  • Những người có tiền sử mẫn cảm không nên sử dụng thuốc. Khi sử dụng thuốc Piperacillin kéo dài có thể dẫn đến bội nhiễm
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Piperacillin, người bệnh cần theo dõi chức năng thận, chức năng gan và phải kiểm tra huyết học định kỳ.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Piperacillin, người bênh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Tăng bạch cầu ưa eosin
  • Bồn nôn và nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Phản ứng dị ứng dẫn đến sốt, phát ban ở da, đau và xuất hiện ban đỏ sau khi tiêm bắp
  • Tăng transaminase có hồi phục.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Giảm bạch cầu
  • Mất bạch cầu hạt
  • Giảm bạch cầu đa năng trung tính nhất thời.

Tác dụng phụ hiểm gặp

  • Sốc phản vệ
  • Ban đỏ đa dạng
  • Nổi mề đay
  • Hội chứng Stevens – Johnson
  • Viêm ruột màng giả có thể chữa bằng metronidazol
  • Viêm thận kẽ
  • Bệnh nhân bị xơ gan khi sử dụng thuốc thường xuất hiện sốt và một số phản ứng ở da.
Tác dụng phụ của thuốc Piperacillin
Những người bị xơ gan khi sử dụng thuốc Piperacillin thường xuất hiện tình trạng sốt và một số phản ứng ở da

Xử lý

  • Cần biết tiền sử quá mẫn trước đây của người bệnh đối với một số tác nhân gây dị ứng, Cephalosporin và Penicilin. Ngoài ra cần thực hiện một số phép thử dưới da trước khi bắt đầu chữa bệnh với thuốc Piperacillin.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Piperacillin, nếu cơ thể bị phản ứng nặng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời sử dụng adrenalin và một số biện pháp khẩn cấp khác nếu bị sốc phản vệ
  • Người bệnh có thể giảm đau ở chỗ tiêm bằng cách pha dung dịch Lignocain 0,5 – 1% cùng với bột tiêm.

3. Tương tác thuốc

  • Aminoglycosid: Thuốc Piperacillin có tác dụng hiệp đồng với các Aminoglycosid. Tuy nhiên cả hai loại thuốc này cần phải tiêm riêng
  • Cefoxitin: Các penicilin kháng beta – lactamase và Piperacillin có thể dùng phối hợp với nhau. Tuy nhiên không được phối hợp Cefoxitin cùng với thuốc để dùng trong điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas
  • Vecuronium: Thuốc Piperacillin có khả năng kéo dài tác dụng của Vecuronium. Vì thế cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng Piperacillin để phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật có dùng các chất phong bế thần kinh – cơ và Vecuronium
  • Metronidazol: Cần phải tiêm và uống riêng Piperacilin, Metronidazol. Không trộn thuốc
  • Methotrexat: Thuốc Piperacilin và một số loại Penicilin có khả năng làm giảm bài tiết Methotrexat
  • Chế phẩm: Một số chế phẩm phối hợp Piperacilin và Tazobactam theo tỉ lệ 8/1 so với trọng lượng có tên thương mại gồm: Tazocin, Zosyn, Tazocilline… có khả năng mở rộng tác dụng chữa bệnh của thuốc Piperacilin đối với một số chủng vẫn thường kháng do sự tác động và tiết beta – lactamase.
  • 5-Fluorouracyl và Aminoglycoside: Không được trộn chung với thuốc Piperacilin
  • Probenecid, Na bicarbonate: Không sử dụng dung dịch tiêm truyền có chứa Probenecid, Na bicarbonate.
Tương tác thuốc Piperacillin
Thuốc Piperacillin tương tác với một số loại thuốc khác gây nguy hiểm và làm tăng hoặc giảm tác dụng chữa bệnh

4. Tương kỵ

Không trộn dung dịch Aminoglycosid, dung dịch chỉ chứa Natribicarbonat hoặc Metronidazol tiêm cùng với Piperacilin.

5. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng

Liều một ngày 24 gram đối với bệnh nhân là người lớn không gây tác dụng có hại. Khi bị sốc do sử dụng thuốc Piperacilin quá liều, cơ thể thường có biểu hiện co giật hoặc kích thích vận động.

Xử lý

Sử dụng một số loại thuốc chống co giật như Barbiturat, Diazepam giúp xử lý tình trạng quá liều.

Thông tin cơ bản về công dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Piperacillin trong bài biết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuốc cần phải được kê đơn và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần phải bán theo đơn. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *