Thuốc Targosid: Công dụng, liều dùng, cách sử dụng
Thuốc Targosid được sử dụng để chữa trị nhiễm khuẩn nặng, viêm phúc mạc ở những bệnh nhân đang chữa bệnh bằng thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục. Đồng thời, được dùng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong phẫu thuật nha khoa. Dùng Targosid không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải những vấn đề không mong muốn. Do đó, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều vô cùng cần thiết.
- Tên hoạt chất: Teicoplanin
- Tên biệt dược: Pharbazidin 400, Teicomedlac 200, Tilatep for I.V. Injection 200mg, Fyranco…
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, chống virus.
- Dạng thuốc: Bột đông khô pha tiêm
I. Các thông tin cần biết về thuốc Targosid
1. Thành phần
Teicoplanin……………………………. 400mg
2. Chỉ định
ThuốcTargosid được chỉ định để điều trị cho các trường hợp:
- Bị nhiễm khuẩn nặng do các loại vi khuẩn kháng cephalosporins, methicillin, vi khuẩn gram dương và đặc biệt là Staphylococcus aureus gây ra.
- Điều trị viêm đường phúc mạc do tiêm trong phúc mạc ở những người đang chữa trị bằng thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục.
- Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gram dương trong phẫu thuật nha khoa ở những người mắc bệnh tim, nhất là những trường hợp bị dị ứng với kháng sinh họ beta-lactams.
Ngoài ra, Targosid còn có thể được dùng với nhiều mục đích chữa trị khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.
3. Chống chỉ định
Bị mẫn cảm với những thành phần của thuốc
4. Liều dùng – Cách sử dụng
Thuốc Targosid được dùng để tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong phúc mạc mỗi ngày 1 lần với liều lượng cụ thể như sau:
- Nếu là người trưởng thành có chức năng thận bình thường: Ngày đầu tiên, tiêm truyền tĩnh mạch với liều lượng 6mg/kg (thông thường là 400ng). Các ngày tiếp theo: Có thể dùng thuốc với liều lượng 6mg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc 3 mg/kg/ngày. Ngoài ra, có thể dùng thuốc để tiêm bắp mỗi ngày 1 lần.
- Với những người bị suy thận: Nếu ở mức ClCr 40 – 60ml/phút: Giảm nửa liều so với liều dùng thông thường hoặc dùng thuốc với liều cách nhật. Dưới 40ml/phút và phải lọc máu, giảm liều còn 1/3 hoặc sử dụng 3 ngày 1 lần. Trường hợp dưới 20ml/phút: Thuốc này chỉ có thể được sử dụng khi quá trình theo dõi thuốc trong máu được đảm bảo.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, các bác sĩ có thể chỉ định dùng liều cao nhất để tiêm tiêm truyền tĩnh mạch. Cụ thể: Khởi đầu là 6mg/kg, dùng 2 lần mỗi ngày trong thời gian 1 – 4 ngày (liều tải). Tiếp đó, sử dụng thuốc với liều duy trì là 6mg/kg/ngày và tiêm truyền tĩnh mạch.
- Trẻ em: Dùng thuốc Targosid với liều lượng là 10mg/kg/ 12 tiếng/ 3 liều. Liều duy trì là 6 – 10mg/kg/ngày. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc trẻ bị giảm bạch cầu trung tính, sử dụng liều cao nhất.
- Trẻ sơ sinh: Ngày đầu tiên, dùng thuốc với liều lượng là 16mg/kg bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian khoảng 30 phút.
- Phòng ngừa viêm nội mạc trong phẫu thuật nha khoa: Dùng 1 liều 400mg trước khi bắt đầu gây tê bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch.
- Dùng để tiêm trong phúc mạc: Nếu người bệnh bị viêm phúc mạc thứ phát do thẩm phân phúc mạc liên tục thì sử dụng Targosid với liều lượng là 20mg/1 lít dịch thẩm phân sau khi tiêm tĩnh mạch liều tải 400mg khi bệnh nhân bị sốt. Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 7 ngày, nhưng đến tuần thứ 2, liều lượng sẽ giảm còn 1/2 và đến tuần thứ 3 sẽ chỉ còn 1/4 so với liều dùng ban đầu.
- Người có van tim nhân tạo: Nếu muốn điều trị bằng Targosid, nên phối hợp với một aminoglycoside.
Tùy thuộc vào mục đích điều trị và cơ địa mỗi người mà thuốc Targosid được chỉ định với những liều lượng khác nhau. Việc cần làm là tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng để bảo đảm an toàn.
5. Bảo quản thuốc Targosid
- Để thuốc xa tầm với của trẻ
- Không cất thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh nắng mặt trời.
II. Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng thuốc Targosid
1. Tác dụng phụ
Thuốc Targosid có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:
- Buồn nôn và nôn, tiêu chảy
- Dị ứng, phản ứng tại chỗ
- Gây phản ứng huyết học
- Bội nhiễm
- Chóng mặt, nhức đầu, cơ thể suy yếu, co giật sau khi tiêm.
- Ù tai, nhìn mờ, rối loạn tiền đình.
- Làm tim đập nhanh, khó chịu vùng ngực, tăng lượng amylase và uric acid trong máu.
Ngoài ra, thuốc Targosid có thể gây ra những tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi đề cập. Hãy liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
2. Tương tác thuốc
Dùng đồng thời nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động, giảm tác dụng hoặc làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, cần báo với bác sĩ thông tin về tất cả những loại thuốc mà mình đang dùng, nhất là:
- Amphotericin B
- Aminoglycosides
- Cyclosporine
- Cephaloridine
- Ethacrynic acid
- Polymyxin B
- Furosemide
- Colistin
Trên đây là một danh sách không đầy đủ về các loại thuốc có thể tương tác với Targosid. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.
3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Targosid
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bị suy gan thận.
- Tương tự như các loại kháng sinh khác, hoạt chất teicoplanin có thể khiến cho các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển mạnh hơn. Vì thế cần phải theo dõi tình trạng của bệnh nhân để tìm biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra bội nhiễm.
- Phải đảm bảo việc tiêm thuốc được tiến hành bởi những y bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị.
4. Quá liều
Cần gọi ngay cho các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời khi thấy có biểu hiện quá mẫn.
Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Targosid. Để được cung cấp chính xác hơn về công dụng, liều dùng, giá thuốc Targosid, vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Ceftazidime: Công dụng, cách dùng và thận trọng
- Zidovudine là thuốc gì? Cách dùng và thận trọng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!