Thuốc Xatral chữa bệnh gì?
Với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng ở tuyến tiền liệt thì bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Xatral. Nhưng trước khi sử dụng cần phải tham khảo kĩ thông tin về công dụng cũng như cách dùng.
- Tên biệt dược: Xatral XL®
- Tên gốc: alfuzosin HCl
- Phân nhóm: thuốc điều trị rối loạn bàng quang và tuyến tiền liệt
Thông tin về thuốc Xatral
Trước khi sử dụng thuốc Xatral bạn nên tham khảo kĩ thông tin về loại thuốc này. Cụ thể như sau:
Thành phần
Thuốc Xatral có thành phần chính là alfuzosin hydrochloride. Bên cạnh đó, thuốc còn chứa nhiều thành phần khác như: dầu thầu dầu, ethyl cellulose, hypromellose, oxit sắt màu vàng, cellulose microcrystalline, povidone, silica hydrat hydloidal, magiê stearate, mannitol…
Tác dụng
Điều trị các bệnh làm rối loạn chức năng tuyến tiền liệt, bên cạnh đó còn hỗ trợ điều trị tiểu cấp khi đặt ống thông tiểu. Ngoài ra thuốc còn dùng để điều trị một số bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.
Dược lực và cơ chế hoạt động
Thuốc hoạt động dựa trên dược tính của Alfuzosin có tác dụng qua đường uống. Thuốc có khả năng ức chế bệnh tại khu vực tam giác, niệu đạo và tuyến tiền liệt.
Tùy theo nồng độ mà thuốc có thời gian hoạt động khác nhau. Với thuốc Xatral SR 5mg thì hiệu quả thường đạt được sau 3 giờ, nhưng với thuốc Xatral XL 10mg thì nồng độ đạt được tối đa sẽ sau 9 giờ.
Hoạt động của thuốc có thể suy giảm với trường hợp dùng cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận, người già.
Chống chỉ định
Thuốc không dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với alfuzosin cũng như bất cứ thành phần của thuốc. Đồng thời không dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận, tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Cách sử dụng và liều dùng
Tùy theo đối tượng mà thuốc được sử dụng với liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:
# Người lớn
Điều trị: dùng 10mg/ ngày và dùng vào buổi tối
Hỗ trợ điều trị thì dùng 10mg/ ngày nhưng chỉ dùng khoảng 3-4 ngày
# Trẻ em
Thuốc không được dùng cho bệnh nhân dưới 16 tuổi
Bảo quản thuốc
Chú ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay của trẻ em. Cần đọc kĩ thông tin về thuốc trước khi dùng, không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng và có sự biến đổi về màu sắc.
Tham khảo thêm: Thuốc Ofloxacin: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Vài điều lưu ý khi sử dụng thuốc Xatral
Ngoài việc sử dụng theo đúng những gì đã được chỉ định thì khi dùng thuốc Xatral cũng phải đọc kĩ một vài điều như sau:
Khuyến cáo khi dùng thuốc
- Bệnh nhân không nên dùng khi bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng như có tiền sử dị ứng với bất cứ loạt thuốc nào. Bao gồm cả thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc không kê toa, thuốc đông y
- Trường hợp có thai và đang cho con bú thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
- Báo cho bác sĩ trong trường hợp bạn có tiền sử mắc bất cứ bệnh nào, bao gồm cả: huyết áp thấp, bệnh tim…
Tác dụng phụ của thuốc
Theo ghi nhận thì thuốc có thể làm cho một số bệnh nhân bị mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn… Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác chưa được kể đến.
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Tương tác thuốc
Hoạt động của thuốc có thể bị thay đổi khi dùng với một số loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc tăng huyết áp, thuốc chẹn alpha như urapidil, prazosin, minoxidil,…
Hiệu quả của thuốc có thể thay đổi khi dùng rượu, bia thuốc lá, chất kích thích, một số thực phẩm,… Vậy nên hãy tham khảo kĩ bác sĩ để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Người bệnh nên chuẩn bị phương án xử lý để biết mình cần phải làm gì khi gặp hai tình huống này. Khi dùng thiếu liều thì nên dùng qua liều tiếp theo mà không cần uống gấp đôi để bù lại. Còn với trường hợp dùng quá liều thì cần liên hệ với bác sĩ để có cách xử lý phù hợp. Không nên tự ý giải quyết tại nhà dễ xảy ra trường hợp đáng tiếc.
Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Việc sử dụng thuốc Xatral cần cẩn trọng và nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì hoặc có bất cứ thắc mắc nào trong việc điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Nitrofurantoin điều trị bệnh tiết niệu
- Thuốc Spectinomycin có công dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!