Tất cả những thông tin cần biết về thuốc mỡ Medodermone

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Medodermone là một Corticosteroid mạnh thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, viêm da, dị ứng, vẩy nến, phát ban,… Ngoài ra, thuốc còn được dùng chữa trị một số bệnh lý khác không được liệt kê trong nhãn hướng dẫn.

Thuốc Medodermone là thuốc gì?
Thuốc Medodermone là thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.

  • Tên gốc: clobetasone propionat
  • Tên biệt dược: Medodermone®
  • Phân nhóm: Corticoid dùng tại chỗ
  • Dạng bào chế và hàm lượng: Kem bôi ngoài da 0,05%
  • Thành phần: Clobetasol Propionate

I. Medodermone là thuốc gì?

Medodermone là một loại thuốc kê đơn thường được bác sĩ chỉ định để điều trị một số bệnh lý ngoài da. Bên cạnh đó, loại thuốc mỡ này cũng có thể dược sử dụng cho một số mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn dùng thuốc.

Thành phần chính của Medodermone chủ yếu là Clobetasol Propionate. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm một số phản ứng miễn dịch, ngăn ngừa hình thành histamin giúp làm giảm ngứa và đỏ trên da.

Thuốc Medodermone thường được chỉ định để kiểm soát và điều trị một số bệnh sau đây:

  • Điều trị ngắn hạn các tình trạng mẩn đỏ, ngứa và bong tróc da
  • Điều trị vẩy nến, trừ vẩy nến dạng mỏng lan rộng
  • Bệnh chàm
  • Bệnh Lichen phẳng
  • Ban đỏ hình đĩa
  • Vết côn trùng cắn
  • Viêm da hay một vài tình trạng khó chịu da khác như viêm da ánh sáng, viêm da dị ứng, viêm da bã nhờn,…

Ngoài những bệnh cần điều trị, thuốc mỡ Medodermone chống chỉ định ở những đối tượng sau:

  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi
  • Người bị mụn trứng cá
  • Viêm da quanh miệng
  • Nhiễm vi rút da nguyên phát
  • Hoặc nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm

II. Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ Medodermone

Thuốc mỡ Medodermone chỉ nên sử dụng ngoài da. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không dùng thuốc ở những bộ phận da nhạy cảm như mặt, háng và nách khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Trước khi sử dụng Medodermone, người bệnh nên rửa sạch và lau khô vùng da cần bôi thuốc. Đồng thời để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, bệnh nhân cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc. Chỉ nên bôi một lượng nhỏ và mỏng Medodermone trên khu vực da bị ảnh hưởng. Sau đó, dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu làm tăng tác dụng điều trị.

Trong quá trình sử dụng Medodermone bôi gần mắt, người bệnh nên hết sức cẩn thận không để thuốc dính vào mắt, bởi thuốc có thể gây tăng nhãn áp. Mặt khác, bệnh nhân cũng nên chú ý không được để thuốc dính vào miệng và mũi. Tốt nhất là bạn nên sử dụng Medodermone theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

III. Liều dùng thuốc Medodermone như thế nào?

Medodermone được sử dụng trực tiếp trên các vùng da bị bệnh ít nhất 2 lần một ngày. Tuy nhiên, việc điều trị thường không nên kéo dài hơn 4 tuần, bởi đây là thuốc thuộc nhóm Corticosteroi điều trị tại chỗ mạnh. Nếu lạm dùng Medodermone trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da.

Thuốc Medodermone được sử dụng như thế nào?
Medodermone thường được dùng bôi bên ngoài da

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Medodermone bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau để tránh tình trạng thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Tùy theo mức độ bệnh của từng đối tượng mà bác sĩ có thể sẽ thay đổi thời gian và liều dùng của thuốc. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên dùng liều cao hoặc thấp hơn chỉ định.
  • Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Liều dùng Medodermone thường không quá 50 g một tuần.
  • Không nên sử dụng thuốc Medodermone nếu thấy thuốc bị đổi màu
  • Trong quá trình dùng thuốc mỡ nếu cảm thấy triệu chứng bệnh không cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám lại. Khi đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị mới phù hợp với bệnh tình của bạn.

Tham khảo thêm: Kem làm mềm da A Derma Exomega Cream – cách dùng và chống chỉ định

(*) Nếu sử dụng Medodermone quá liều có gây ảnh hưởng gì không?

Medodermone khi sử dụng quá liều, thuốc có thể được hấp thụ với lượng cao bất thường trong máu dẫn đến trường hợp ức chế tuyến thượng thận và gây thiếu hụt corticosteroid trong cơ thể. Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng của hội chứng glucos niệu, Cushing hoặc tăng đường huyết.

(*) Medodermone có được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không?

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định rủi ro khi dùng thuốc Medodermone để điều trị bệnh trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không đảm bảo thuốc an toàn. Do đó, trước khi dùng thuốc, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

IV. Tác dụng phụ của thuốc mỡ Medodermone là gì?

Người bệnh có thể gặp phải một vài phản ứng phụ sau khi sử dụng thuốc mỡ Medodermone như da có cảm giác nóng rát, đỏ, ngứa và châm chích. Những tác dụng phụ này thường xuất hiện khi bệnh nhân dùng thuốc trong lần đầu tiên. Chính vì vậy, chúng sẽ tự biến mất sau đó vài ngày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phản ứng phụ thường không tự biến mất. Do đó, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Rạn da
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  • Mỏng da
  • Da đổi màu
  • Da bị kích ứng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Khó thở

V. Trước khi sử dụng Medodermone người bệnh nên biết những điều gì?

Trước khi sử dụng thuốc mỡ Medodermone, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn bị dị ứng, quá mẩn cảm với thuốc hoặc các thành phần chứa trong thuốc mỡ Medodermone.
  • Bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe
  • Đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bị dị ứng với hóa chất, thức ăn, lông động vật hoặc bất kỳ yếu tố nào bên ngoài môi trường

VI. Thuốc Medodermone tương tác với những thuốc nào?

Medodermone có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu người bệnh không biết cách phối trộn. Tương tác thuốc không chỉ làm giảm tác dụng điều trị mà còn làm tăng nguy cơ phát huy tác dụng phụ. Do đó, để tránh phản ứng tương tác giữa Medodermone với các loại thuốc khác, bệnh nhân nên cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

Một số loại thuốc có thể tương tác với Medodermone như:

  • Thuốc ức chế CYP3A4 bao gồm itraconazole, ritonavir,…
  • Các loại thuốc chứa Corticosteroid như prednisone, hydrocortisone,…

VII. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc mỡ Medodermone

1. Thuốc mỡ Medodermone có được sử dụng cho các tình trạng viêm da và ngứa không?

Thuốc mỡ Medodermone có thể sử dụng để điều trị viêm da và ngứa. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Nên sử dụng Medodermone trước hoặc sau khi ăn?

Thuốc Medodermone là thuốc bôi ngoài da, vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc vào bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, để nồng độ thuốc luôn ổn định và tăng khả năng phát huy tác dụng, bệnh nhân nên sử dụng thuốc trong một khung giờ nhất định. Tốt nhất, người bệnh vẫn nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.

3. Khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng có nên sử dụng thuốc Medodermone?

Thông thường, người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc Medodermone khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Nhưng để đảm bảo an toàn, khi dùng thuốc bệnh nhân nên kiểm tra tác dụng phụ của thuốc trên cơ thể. Bởi ở một số đối tượng, Medodermone có thể gây cảm giác buồn ngủ, hạ huyết áp và chóng mặt. Khi đó, thuốc không an toàn đối với những người cần tập trung tinh thần cao như người lái xe hay vận hành máy móc.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc mỡ Medodermone được chúng tôi tổng hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về công dụng, cách sử dụng cũng như giá thuốc Medodermone là bao nhiêu hoặc sản phẩm mua ở đâu, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt theo dân gian

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được ông bà lưu truyền từ ngày xưa cho đến hiện...

10+ cách trị rụng tóc dân gian hiệu quả – Đã được kiểm chứng

Có nhiều nguyên nhân khiến nang tóc suy yếu, tóc mỏng và dễ bị gãy rụng. Điển hình như tình...

Tìm hiểu về các biến chứng bệnh zona thần kinh

Biến chứng của bệnh zona thần kinh chớ nên xem thường

Đau dây thần kinh, suy giảm thị lực, viêm màng não... là những biến chứng nguy hiểm mà bạn có...

Da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì?

Triệu chứng da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là tình trạng phổ biến ở cả người lớn...

Khi uống thuốc bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Nổi mẩn ngứa khi uống thuốc là triệu chứng phát sinh do phản ứng quá mẫn. Hệ miễn dịch có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *