Thuốc Mazipredon: Tác dụng và Liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Mazipredon là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh. Thuốc được sử dụng trong trường hợp sốc phản vệ, sốc do truyền máu, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hôn mê gan,…

Thuốc mazipredon
Thuốc Mazipredon là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh

  • Tên thuốc: Mazipredon
  • Tên khác: Mazipredone
  • Phân nhóm: Thuốc cấp cứu và giải độc
  • Tên biệt dược: Depersolon

Những điều cần biết về thuốc Mazipredon

1. Tác dụng

Mazipredon là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortisone gấp 4 lần. Mazipredon được sử dụng chủ yếu dưới dạng thuốc tiêm.

2. Chỉ định

Thuốc Mazipredon được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Giai đoạn sốc do nhồi máu cơ tim.
  • Nhiễm độc phát triển do các bệnh lý nhiễm khuẩn.
  • Điều trị và phòng ngừa hạ áp khi gây mê cho người bị suy thượng thận mãn tính do sử dụng steroid trong điều trị dài hạn.
  • Hôn mê gan.
  • Chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc bỏng.
  • Sốc phản vệ, sốc do truyền máu, phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Dị ứng nặng với thuốc.
  • Bệnh nhân suy giảm thần kinh do mắc hội chứng Waterhouse-Fridrichsen, bệnh Addison cấp tính.

Mazipredon còn được chỉ định trong nhiều tình trạng sức khỏe khác. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê toa.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Mazipredon cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân loãng xương
  • Nhiễm Herpes simplex
  • Bệnh lao tiến triển
  • Thủy đậu
  • Cao huyết áp nghiêm trọng
  • Đang tiêm vaccine
  • Hội chứng Cushing
  • Loét dạ dày tá tràng

Hoạt động của thuốc Mazipredon gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ những tình trạng sức khỏe đặc biệt để được dự phòng các rủi ro có thể phát sinh.

4. Dạng bào chế

Thuốc Mazipredon được bào chế ở dạng thuốc tiêm, hàm lượng 30mg/ ml.

5. Cách sử dụng – liều lượng

Sử dụng thuốc Mazipredon bằng đường tiêm. Với loại thuốc này, nhân viên y tế sẽ tiến hành tiêm để hạn chế các tình huống rủi ro.

Mazipredon
Nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm thuốc Mazipredon để hạn chế các tình huống rủi ro

Liều dùng thuốc Mazipredon được chỉ định dựa trên độ tuổi, mức độ bệnh lý và khả năng hấp thu thuốc.

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Truyền tĩnh mạch từ 30 – 90mg, có thể tăng lên 150 – 300mg khi thực sự cần thiết.
  • Sau đó duy trì liều 30 – 45mg.

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi: Tiêm tĩnh mạch 3 phút với liều 1 – 2mg/ kg.
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: Tiêm tĩnh mạch 3 phút với liều 2 – 3mg/ kg.
  • Có thể tiêm thêm liều sau 20 – 30 phút trong trường hợp cần thiết.

Việc sử dụng thuốc Mazipredon sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi nhân viên y tế. Nếu bạn nhận thấy các biểu hiện lạ trong thời gian tiêm, hãy thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh nắng mặt trời. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mazipredon

1. Thận trọng

Với bệnh nhân lao tiềm ẩn, cần dùng thuốc phối hợp với các loại thuốc kháng lao. Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn, cần thận trọng trong việc phối hợp với liệu pháp kháng sinh và hóa liệu pháp.

Thuốc Mazipredon chống chỉ định cho phụ nữ mang thai – nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên thuốc có thể được chỉ định trong trường hợp cần thiết.

Để hạn chế tình trạng loãng xương và thoái hóa khớp khi dùng thuốc, bạn cần xét nghiệm nước tiểu, phân và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Ngoài ra, cần kiểm tra cân bằng điện cực nếu sử dụng Mazipredon với thuốc lợi tiểu.

Mazipredon
Không tự ý dùng thuốc cho phụ nữ đang có thai và cho con bú

Không có nghiên cứu cho thấy Mazipredon đi qua sữa mẹ. Tuy nhiên thuốc không được khuyến cáo dùng cho đối tượng này. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc trong thời gian cho con bú.

Cân chỉnh liều lượng khi dùng cho trẻ em và người cao tuổi.

2. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Mazipredon có thể làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Mẫn cảm tại vị trí tiêm
  • Giảm khả năng đề kháng
  • Tăng huyết áp
  • Suy vỏ thượng thận
  • Loãng xương
  • Tăng tiết axit dịch vị gây loét dạ dày
  • Giảm kali huyết

Phản ứng của Mazipredon với mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý không được đề cập trong bài viết.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện lạ hoặc có sự thay đổi bất thường, cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Mazipredon ảnh hưởng đến hoạt động, tác dụng, độ thanh thải và khả năng của một số loại thuốc. Phản ứng này khiến quá trình điều trị bị ảnh hưởng và phát sinh những tình huống không mong muốn. Do đó bạn nên trình bày với bác sĩ tất cả những loại thuốc đang sử dụng để được dự phòng tương tác có thể xảy ra.

Mazipredon
Không sử dụng Mazipredon với các thuốc cường giao cảm cho trẻ em mắc bệnh hen suyễn

Chống chỉ định phối hợp Mazipredon với các thuốc tăng giao cảm cho trẻ em mắc bệnh hen suyễn vì có thể gây liệt hô hấp.

Ngoài ra, cần thận trọng khi phối hợp Mazipredon với những loại thuốc sau:

  • Glycoside: Sử dụng cùng lúc với Mazipredon làm tăng tác dụng điều trị của nhau.
  • Thuốc chống đông máu: Mazipredon làm tăng khả năng chống đông máu của nhóm thuốc này.
  • Salicylate: Mazipredon làm giảm nồng độ salicylate trong huyết tương và có thể gây xuất huyết.
  • Thuốc lợi tiểu: Mazipredon có thể làm giảm kali huyết nếu sử dụng chung với thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc trị tiểu đường: Dùng chung với Mazipredon làm tăng nguy cơ hạ lượng đường trong máu.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa nếu sử dụng chung với Mazipredon.
  • Barbiturat: Làm giảm tác dụng chống viêm của thuốc Mazipredon.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.