Mangoherpin - thuốc kháng virus Herpes

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mangoherpin được điều chế dưới dạng viên nang uống, kem bôi ngoài da và gel bôi ngoài da. Thuốc dùng để kháng virus Herpes, từ đó điều trị một số bệnh do virus này gây ra.

thông tin thuốc Mangoherpin
Mangoherpin là một loại thuốc được sử dụng để ức chế hoạt động của chủng virus Herpes.
  • Tên biệt dược: Mangoherpin.
  • Tên hoạt chất: Mangoherpin (gốc R).
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng virus dùng tại chỗ.

I- Mangoherpin và những thông tin cơ bản

1- Tác dụng

Tác dụng chính của thuốc là ngăn chặn sự hoạt động của virus Herpes, tạo nên hoạt động để ức chế giai đoạn đầu của quá trình tái sinh virus này. Bên cạnh đó, Mangoherpin còn có khả năng kích thích miễn dịch (trên cả 2 loại miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào).

Chính vì vậy mà thuốc thường được dùng trong điều trị các dạng bệnh cấp và mãn tính do virus Herpes gây ra, cụ thể bao gồm:

  • Tái phát nhiễm Herpes sinh dục và ngoài sinh dục.
  • Chàm sinh dục.
  • Thủy đậu (trái rạ).
  • Mụn rộp sinh dục (ở miệng).

2- Liều lượng

Đối với mỗi trường hợp, dựa trên tình trạng tấn công của virus và thể trạng của cơ thể người bệnh mà bác sĩ sẽ có những tính toán riêng về liều lượng thuốc Mangoherpin cần dùng. Dưới đây là liều lượng tham khảo ở phần lớn đối tượng có thể trạng tương đối bình thường.

Liều dùng cho người lớn:

  • Sử dụng kết hợp dạng viên nang và thuốc bôi ngoài da (dạng gel hoặc kem đều được).
  • Uống từ 3-4 lần/ ngày và bôi thuốc từ 4-6 lần/ ngày.
  • Người bệnh có thể uống và bôi thuốc trước hay sau khi ăn đều không có vấn đề gì đáng kể.

Liều dùng cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng liều tương tự như liều của người lớn, hoặc có thể giảm nhẹ theo cân nặng của trẻ.
  • Trẻ em từ 1-2 tuổi uống từ 2-3 lần/ ngày, mỗi lần uống 1/2-1 viên.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống thuốc Mangoherpin, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được loại hoạt chất này có an toàn với trẻ ở lứa tuổi này hay không.

Tuyệt đối không dùng liều trẻ em cho người lớn và ngược lại, vì sẽ dẫn đến tình trạng quá liều hoặc kháng thuốc.

3- Cách dùng thuốc

Ngoài việc cần đọc kĩ hướng dẫn được in trên bao bì, người bệnh cần tham khảo ý kiến của dược sĩ bác sĩ trước khi dùng thuốc. Vì Mangoherpin được bào chế dưới 3 dạng, nên cách dùng cũng sẽ có phần không giống nhau.

Hướng dẫn dùng thuốc Mangoherpin dạng bôi ngoài da (kem và gel):

  • Các bước sử dụng thuốc Mangoherpin dạng điều trị tại chỗ không có nhiều sự khác biệt so với các loại thuốc bôi khác. Cụ thể, người bệnh cần rửa sạch và lau khô vùng da cần được điều trị bằng khăn mềm, sau đó mới bắt đầu thoa thuốc lên da. Lưu ý rửa sạch tay trước và sau khi thoa thuốc để có thể tránh được tình trạng vi khuẩn lây lan.
  • Cũng như thuốc dạng viên uống, thời gian điều trị Mangoherpin đối với từng bệnh do virus Herpes gây ra sẽ có thời gian không giống nhau.
  • Đối với bệnh dạng cấp và mãn tính tái phát, bệnh nhân cần bôi thuốc ngay khi nhận thấy những thương tổn đầu tiên. Thời gian bôi càng sớm đồng nghĩa với khả năng hồi phục càng cao.
  • Trong trường hợp những tổn thương lan rộng kèm theo sốt, nổi hạch hoặc các triệu chứng bất thường khác, bệnh nhân cần kết hợp dùng thuốc Mangoherpin dạng uống và bôi trong 5-14 ngày.
  • Thời gian cần thiết để điều trị bệnh Herpes ở bộ phận sinh dục là từ 7-10 ngày. Đối với bệnh xuất hiện ở miệng, bạn cần cẩn thận không thoa thuốc quá gần miệng để tránh việc nuốt phải thuốc.
  • Không thoa thuốc lên niêm mạc hoặc mắt.
cách dùng thuốc Mangoherpin
Gel Mangoherpin có thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da.

Hướng dẫn dùng thuốc Mangoherpin dạng viên nang:

  • Thời gian điều trị phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và mức độ xâm nhập của vi khuẩn. Đối với bệnh nhiễm Herpes cấp tính và có nguy cơ tái phát thì thời gian điều trị thường dao động trong khoảng từ 5-14 ngày. Bệnh thủy đậu cần ít nhất 5-21 ngày điều trị, riêng mụn rộp sinh dục thì kéo dài từ 14-28 ngày, người bệnh cần dùng thuốc một cách đều đặn.
  • Thuốc có thể uống khi đói cả khi no, thành phần Mangoherpin không có sự ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày.
  • Trong trường hợp bệnh tái phát, người bệnh cần lặp lại liệu trình tương tự như trên, sau khi đã hoàn thành xong đợt điều trị.
  • Sử dụng các biện pháp gợi nhớ để có thể tránh được việc bỏ lỡ hoặc dùng thuốc quá liều.

4- Xử lí khi dùng thuốc quá liều

Nếu bất cẩn sử dụng thuốc (viên nén và thuốc bôi) quá liều, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, dùng thuốc quá với số liều quy định sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn. Bên cạnh việc liên hệ với bác sĩ để có thể tìm ra giải pháp, người bệnh cũng cần lưu ý không tự ý giảm liều vì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của da.

Tham khảo thêm: Thuốc Loratadine có tác dụng gì?

II- Những lưu ý cần ghi nhớ khi dùng thuốc Mangoherpin

1- Tương tác thuốc

Mangoherpin có khả năng làm thay đổi hoạt động và gia tăng tác dụng phụ nếu được sử dụng đồng thời với một số thuốc. Để tránh được tình trạng tương tác thuốc, bệnh nhân cần lưu ý đến tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng cũng như thảo dược mà bản thân đang sử dụng.

Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng acid có chứa nhôm sẽ làm giảm tác dụng của Mangoherpin khi sử dụng song song.

2- Tác dụng phụ

Tuy không phải tất cả trường hợp dùng thuốc quá liều, tương tác nào cũng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ nhưng Mangoherpin được xác định là có khả năng cao khiến người dùng phải đối mặt với các tác dụng phụ sau đây:

  • Da xuất hiện phản ứng dị ứng, kèm cảm giác ngứa ngáy.
  • Tăng đáng kể sự nhạy cảm của da trước các bức xạ của tia cực tím (ở mức độ nhẹ).

Vẫn còn một số tác dụng phụ mang tính chủ quan khác chưa được liệt kê ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy da và cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

tác dụng phụ của Mangoherpin
Thuốc Mangoherpin có thể gây ra các tác dụng phụ như ngứa ngáy, dị ứng.

3- Thận trọng khi dùng thuốc

Thông báo với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dị ứng nào với thành phần của thuốc, cùng với các dị ứng chủ quan với thức ăn, hóa chất v.v…Đối với trường hợp có sự dị ứng với các thành phần của thuốc, bạn tốt nhất không nên sử dụng Mangoherpin.

Trong thời gian điều trị bằng Mangoherpin dạng viên nang kéo dài, bạn cần đề nghị với bác sĩ để được kiểm tra chức năng gan thận. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú nên hết sức thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng thuốc, không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4- Bản quản thuốc và dạng bào chế

Cũng như hầu hết các loại tân dược khác, Mangoherpin cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh sự chiếu sáng thường xuyên của mặt trời. Không tự ý xử lí thuốc bằng cách vứt xuống cống thoát nước khi chưa có kiến thức nhất định.

Thuốc Mangoherpin có các dạng bào chế sau đây:

  • Viên nang dạng uống Mangoherpin 100mg.
  • Kem bôi ngoài da Mangoherpin 5%.
  • Gel bôi ngoài da Mangoherpin 2%.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng theo. Việc sử dụng thuốc Mangoherpin cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chữa hắc lào bằng nghệ – Mẹo tự nhiên mà hiệu quả

Chữa hắc lào bằng nghệ là mẹo tự nhiên không còn quá xa lạ với nhiều bệnh nhân. Bạn có...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

7 Cách dùng nha đam trị rụng tóc hiệu quả, tóc mọc lại nhanh

Nha đam là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn để chăm...

Cách dùng dầu dừa trị rạn da – Bạn đã biết chưa?

Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm, làm mềm và mịn da mà chúng còn góp phần làm mờ các...

Viêm Da Dị Ứng Mạn Tính Và Cách Điều Trị Từ Gốc Bằng Thảo Dược

Viêm da dị ứng mạn tính là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến, có tỉ lệ mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *