Thuốc Lamicom có tác dụng gì? Liều lượng và thời gian sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Lamicom được phân phối bởi Công ty Cổ phần Fulink Việt Nam. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm màng não do Cryptococcus neoformans, nhiễm nấm Candida âm đạo, niêm mạc miệng, màng bụng,…

Những thông tin cần biết về thuốc Lamicom

  • Tên thuốc: Lamicom
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
thuốc lamicom 150mg
Thuốc Lamicom được phân phối bởi Công ty Cổ phần Fulink Việt Nam

1. Thành phần

Mỗi viên nén Lamicom có chứa 150mg Fluconazol. Thành phần này là một hoạt chất kháng nấm thuộc nhóm triazol – đặc biệt nhạy cảm với nấm Candida. Fluconazol ức chế chọn lọc lên cytocrom P450 sterol C14 alfa – dimethyl nhằm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của nấm.

2. Chỉ định

Thuốc Lamicom được sử dụng trong điều trị các vấn đề sức khỏe sau:

  • Viêm màng não do Cryptococcus neoformans
  • Nhiễm Candida huyết, phổi và phát tán
  • Nhiễm Candida ở thực quản, màng bực và miệng – hầu
  • Nhiễm trùng nấm do Blastomyces và Histoplasma
  • Dự phòng nhiễm trùng nấm Candida ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư hoặc người thực hiện ghép tủy xương đang thực hiện xạ trị

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Lamicom cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân từng dị ứng với các hoạt chất chống nấm nhóm azole
  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Thuốc Lamicom có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình điều trị các bệnh lý và một số thủ thuật ngoại khoa. Vì vậy bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ những vấn đề này để được cân nhắc về việc điều trị bằng Lamicom.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì, có chữa được không?

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Lamicom có dạng bào chế và hàm lượng sau đầy:

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng: 150mg
  • Quy cách: Hộp 1 vỉ x 1 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Cần đọc kĩ thông tin trên tờ hướng dẫn đi kèm hoặc trao đổi trực tiếp với dược sĩ để biết cách sử dụng thuốc.

Cách dùng:

  • Nên uống thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Không bẻ hay cắn đôi thuốc khi sử dụng

Các loại thức uống khác có thể làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc với nước lọc.

Liều lượng:

Liều dùng của thuốc Lamicom tùy thuộc vào độ tuổi bệnh nhân, loại nấm gây bệnh, triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố đi kèm. Sử dụng thuốc theo liều dùng thông thường chỉ đáp ứng cho trường hợp phổ biến nhất.

thuốc lamicom 150mg
Trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế để được hướng dẫn liều dùng cụ thể

Với tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc có đi kèm với các dấu hiệu khác lạ, cần trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế để được hướng dẫn liều dùng cụ thể.

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo

  • Sử dụng một liều duy nhất (1 viên/ lần/ ngày)
  • Có thể dùng 1 viên/ lần/ tháng đối với bệnh nhân có nguy cơ tái phát

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm nấm Candida thực quản

  • Sử dụng 1 viên/ lần/ ngày trong ít nhất 3 tuần
  • Tiếp tục dùng thêm 2 tuần sau khi triệu chứng chấm dứt để ngăn ngừa tái phát

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm nấm Candida miệng – hầu

  • Sử dụng 1 viên/ lần/ ngày
  • Duy trì liều dùng từ 1 – 2 tuần hoặc đến khi triệu chứng dứt điểm hẳn

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm nấm toàn thân

  • Sử dụng 3 viên/ lần trong ngày đầu tiên
  • Sau đó duy trì 1 viên/ lần/ ngày trong ít nhất 4 tuần
  • Tiếp tục dùng thêm 2 tuần sau khi triệu chứng chấm dứt để ngăn ngừa tình trạng tái phát

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm màng não do Cryptococcus

  • Dùng 3 viên/ lần trong ngày đầu tiên
  • Duy trì 1 – 3 viên/ lần/ ngày trong 6 – 8 tuần

Liều dùng trên chỉ áp dụng cho người trưởng thành. Thuốc Lamicom có thể sử dụng cho trẻ em, tuy nhiên cần liên hệ với bác sĩ để được chỉ định liều dùng tương ứng.

Không tự ý tăng giảm liều trong trường hợp không có cải thiện lâm sàng. Thay vào đó, nên báo với bác sĩ để được cân nhắc kết quả chẩn đoán và thay thế bằng một loại thuốc khác.

6. Bảo quản

Nên bảo quản thuốc Lamicom ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ. Trẻ có thể vô tình nuốt phải thuốc và gặp phải các triệu chứng nguy hiểm.

Thuốc bị biến chất, hư hại hoặc quá hạn sử dụng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, nên tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc trong các tình trạng này.

Tham khảo thêm: Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Lamicom

1. Thận trọng

Không tự ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần trao đổi với nhân viên y tế để thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro nếu có ý định dùng thuốc.

giá thuốc lamicom
Không tự ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Bệnh nhân có vấn đề về gan và thận nên trình bày với bác sĩ để được điều chỉnh liều. Những đối tượng này có nguy cơ cao khi sử dụng Lamicom, do đó cần theo dõi chức năng gan, thận và các biến chứng có thể phát sinh.

Hạn chế lái xe và vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc. Vì Lamicom có thể gây đau đầu và chóng mặt trong quá trình điều trị.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Lamicom:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Nổi ban
  • Ngứa da

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như hội chứng Steven-Johnson, tràn dịch màng phổi, sốc phản vệ, giảm huyết áp,…

Tác dụng phụ thông thường không gây nguy hiểm và sẽ biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Trong trường hợp nhận thấy tác dụng phụ nghiêm trọng, cần ngưng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa.

3. Tương tác thuốc

Lamicom có thể giảm tác dụng nếu được sử dụng cùng lúc với một số thuốc điều trị khác. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có mong muốn phối hợp Lamicom với bất cứ loại thuốc nào.

thuốc lamicom
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định phối hợp Lamicom với bất cứ loại thuốc nào

Lamicom có thể tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • Warfarin
  • Astermizol
  • Ciclosporin
  • Cisaprid
  • Phenytoin
  • Theophylin
  • Glipizid
  • Coumarin
  • Zidovudin
  • Tacrolimus
  • Rifampicin

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *