Jarish 500ml - dung dịch sát khuẩn và vệ sinh da

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Jarish là dung dịch dùng ngoài da được sử dụng trong nhiều bệnh da liễu. Ngoài ra, Jarish cũng là một trong những dung dịch sát khuẩn, vệ sinh da được sử dụng khá phổ biến.

Jarish 500ml
Dung dịch Jarish 500ml sử dụng để làm sạch da, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các vấn đề ngoài da

  • Tên hoạt chất: Acidum boricum.
  • Tên biệt dược: Jarish.
  • Phân loại: dung dịch sát khuẩn, khử trùng ngoài da.

Thông tin dung dịch Jarish 500ml

Thành phần

Mỗi 100 g dung dịch Jarish gồm có:

  • Hoạt chất Acidum boricum (hàm lượng 2,0 g).
  • Hoạt chất Glyxerum 85% (hàm lượng 4,0 g).
  • Aqua purificata (nước cất) (hàm lượng 94,0 g).

Công dụng

Jarish là dung dịch có tác dụng làm sạch, dịu thương tổn trên bề mặt, hỗ trợ khử trùng vết thương trên da, cải thiện các triệu chứng viêm, sưng do các bệnh ngoài da.

Dược lực học

  • Acidum boricum (Acid Boric) được chỉ định làm chậm và loại bỏ sự nhân lên của các vi khuẩn và vi nấm trên bề mặt da, đặc biệt với vùng da nông, thương tổn không sâu.
  • Ngoài ra Acidum boricum cũng có tác dụng chống viêm nhẹ, hoạt động tốt ở những vị trí da bị viêm sưng không nghiêm trọng.
  • Khả năng dung nạp của dung dịch Jarish khá tốt, mức độ quá mẫn thấp.

Chỉ định

Dung dịch Jarish thường được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp:

  • Chỉ định sử dụng trong điều trị triệu chứng một số bệnh ngoài da hoặc điều trị dự phòng. Ngoài ra, dung dịch Jarish còn được chỉ định phối hợp cùng với một số loại thuốc khác.
  • Dùng trong khử trùng, chống viêm ngoài da ở bệnh nhân.
  • Hỗ trợ làm dịu bề mặt da bị kích thích đối với người mắc các bệnh về da.
  • Sử dụng cho những bệnh nhân có các bệnh ngoài da như viêm da, chàm, phối hợp trong điều trị vẩy nến, phối hợp điều trị các bệnh ngoài da do nấm.

Chống chỉ định – thận trọng

Không sử dụng dung dịch Jarish đối với những trường hợp:

  • Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Acidum boricum.
  • Thận trọng với những trường hợp bệnh nhân có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là tình trạng vết thương sâu.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Tham khảo thêm: Thuốc Lotrimin có công dụng gì?

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi sử dụng dung dịch Jarish tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian sử dụng như:

  • Ngứa ngáy, kích ứng da ở những bệnh nhân có cơ địa quá mẫn, nhạy cảm với thuốc.
  • Luôn chú ý theo dõi những tác dụng phụ của dung dịch Jarish trong thời gian sử dụng.

*Lưu ý: Ngưng sử dụng dung dịch Jarish nếu bệnh nhân xuất hiện các đợt kích ứng, dị ứng trong thời gian sử dụng và thông báo cho bác sĩ. Ngoài ra, trước khi dùng dung dịch Jarish, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn trước khi dùng.

Liều dùng – Cách dùng

Thông tin dưới đây không thay thế cho liều dùng, toa thuốc, hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng:

  • Dùng từ 1 – 3 lần mỗi ngày tùy theo trường hợp điều trị hoặc dự phòng. Sử dụng với một lượng vừa phải.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng theo chỉ định riêng của bác sĩ điều trị.

Cách dùng:

  • Sử dụng để vệ sinh da, làm sạch vi khuẩn, dịch tiết, sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch.
  • Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để hạn chế trầy xước, thương tổn lan rộng.

Đối với những trường hợp bệnh nhân có các vấn đề ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng dung dịch Jarish kết hợp với các loại thuốc điều trị ngoài da khác.

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không bảo quản gần nguồn nhiệt.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.
  • Không để sản phẩm dính vào mắt, không được nuốt.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng cà phê và cách điều trị

Dị ứng cà phê là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các chất có trong loại đồ uống...

Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh

Bệnh chàm có di truyền không? Thông tin cần biết

Bệnh chàm có di truyền không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Vậy thì câu trả lời...

Nổi mề đay gây sốt

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao ?

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và rất dễ gặp các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa. Trong...

Bị á sừng sau sinh là gì? 

Bị á sừng sau khi sinh có tự khỏi không? Cách trị nhanh

Bị á sừng sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều...

Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị

Ngứa ngoài da là triệu chứng thường gặp khi bạn bị dị ứng với mỹ phẩm, nọc độc côn trùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *