Thuốc Oxiconazole có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Oxiconazole là hoạt chất có khả năng kháng nấm. Hoạt chất này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da do vi nấm như lang ben, hắc lào, nấm da, nấm móng, nấm bẹn,…

Oxiconazole nitrate
Oxiconazole là hoạt chất có khả năng kháng nấm

  • Tên hoạt chất: Oxiconazole
  • Phân nhóm: Thuốc trị nấm
  • Dạng bào chế: Thuốc bôi ngoài da

Những thông tin cần biết về hoạt chất Oxiconazole

1. Tác dụng

Oxiconazole được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng da do vi nấm như nấm da, nấm móng, nấm thân, nấm bẹn, lang ben, hắc lào,…

Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế và cản trở sự phát triển của nấm.

2. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc có chứa hoạt chất Oxiconazole cho người có tiền sử mẫn cảm và dị ứng với thành phần này.

3. Dạng bào chế – hàm lượng

Oxiconazole có các dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Dạng kem bôi ngoài da: 1% Oxiconazole – quy cách 30g, 60g, 90g
  • Dạng sữa dưỡng da: 1% Oxiconazole – quy cách 30ml, 60ml

Một số dạng bào chế và hàm lượng của hoạt chất Oxiconazole không được đề cập trong bài viết.

4. Cách dùng – liều lượng

Oxiconazole được bào chế chủ yếu ở dạng điều trị tại chỗ, vì vậy bạn nên sử dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên cần vệ sinh tay và vùng da bị bệnh trước khi sử dụng thuốc.

thuốc Oxiconazole
Thoa thuốc trực tiếp lên vùng da cần điều trị

Bên cạnh đó, cần rửa tay sạch sau khi thoa thuốc để hạn chế tình trạng thuốc dính vào các vùng da khỏe mạnh.

Cần trao đổi với bác sĩ về triệu chứng lâm sàng và tình trạng sức khỏe để được cung cấp liều dùng tương ứng. Thông tin về liều dùng trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất, đồng thời không thể thay thế cho hướng dẫn, tư vấn từ nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường cho người lớn khi điều trị nấm thân

  • Dùng thuốc 1 – 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị nấm thân, nấm chân: 14 ngày
  • Thời gian điều nấm da đùi: 30 ngày (nhằm hạn chế khả năng tái phát)

Liều dùng thông thường cho người lớn khi điều trị lang ben

  • Dùng thuốc 1 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 14 ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ em khi điều trị nhiễm nấm thân

  • Dùng thuốc 1 – 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị nấm thân, nấm chân: 14 ngày
  • Thời gian điều nấm da đùi: 30 ngày (nhằm hạn chế khả năng tái phát)

Liều dùng thông thường cho trẻ em khi điều trị lang ben

  • Dùng thuốc 1 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 14 ngày

Nếu sau thời gian điều trị được chỉ định mà không có cải thiện lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét lại chẩn đoán ban đầu và thay thế một loại thuốc khác.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì. Nếu thuốc đổi màu hoặc biến chất, vui lòng liên hệ với dược sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Oxiconazole

1. Thận trọng

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Oxiconazole cho trẻ nhỏ. Tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể gây ra các phản ứng không mong muốn.

Chưa có nghiên cứu về tác hại của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng Oxiconazole.

thuốc Oxiconazole
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Nếu nhiễm trùng do nấm xuất hiện ở vùng da gần mắt và âm đạo, bạn nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp. Sử dụng Oxiconazole để điều trị nấm âm đạo có thể gây kích ứng và nóng rát nghiêm trọng.

Bạn có thể dị ứng với Oxiconazole nếu từng có tiền sử quá mẫn với các loại thuốc chống nấm khác như Ketonazole, Clotrimazole,… Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng này trước khi sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Sử dụng Oxiconazole để điều trị có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nóng rát
  • Mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Châm chích
  • Bong da nhẹ
  • Đỏ da
  • Sưng tấy

Liên hệ với bác sĩ nếu các tác dụng phụ trên có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Vết loét
  • Vết thương hở
  • Phồng rộp
  • Rỉ nước

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Ngứa lưỡi, cổ họng
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Ngưng sử dụng Oxiconazole và gọi cấp cứu khi xuất hiện phản ứng dị ứng, tác dụng phụ nghiêm trọng. Không tự ý điều trị các triệu chứng này. Điều này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể chuyển biển sang sốc phản vệ.

3. Tương tác thuốc

Chưa có nghiên cứu về tương tác giữa Oxiconazole và các loại thuốc khác.

Tuy nhiên để dự phòng những tình huống rủi ro, bạn không nên tự ý phối hợp Oxiconazole với bất cứ loại thuốc nào (bao gồm cả thuốc ở dạng bào chế khác – như thuốc tiêm, thuốc uống,…).

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Việc quên dùng thuốc có thể khiến vi nấm kém nhạy cảm với hoạt chất Oxiconazole. Điều này có thể khiến nhiễm trùng da không được điều trị dứt điểm.

Nếu quên dùng một liều, hãy cố gắng bổ sung ngay khi nhớ ra.

Quá liều Oxiconazole có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nếu nghi ngờ đã sử dụng Oxiconazole quá liều lượng khuyến cáo, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Lang ben có chữa được không?

Lang ben có chữa khỏi được không? Nên làm gì?

Lang ben là một bệnh lý ngoài da thường gặp. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp,...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Cách chữa lang ben bằng chuối xanh [Chi tiết cho những ai chưa biết]

Mặc dù không gây ngứa nhưng lang ben lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý...

Lang ben đỏ – lang ben trắng là gì? Nhận biết và điều trị

Lang ben đỏ và lang ben trắng là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp. Căn bệnh này tuy không gây...

bệnh lang ben trên mặt

5 cách trị lang ben ở mặt hiệu quả (tại nhà + thuốc)

So với các vị trí khác thì việc trị lang ben ở mặt thường gặp nhiều khó khăn hơn. Do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.