Liều dùng và Cách sử dụng thuốc Metrifona trị sán máng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Metrifonat là hợp chất phốt-pho hữu cơ, được sử dụng trong trường hợp nhiễm sán máng S.Haematobium. Trước khi sử dụng, bạn đọc cần nắm bắt tác dụng, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng của loại thuốc này.

thuốc metrifonat
Thuốc Metrifonat được sử dụng trong trường hợp nhiễm sán máng S.Haematobium

  • Tên thuốc: Metrifonat
  • Tên khác: Metrifonate
  • Phân nhóm: Thuốc diệt giun sán
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Metrifonat

1. Tác dụng

Metrifonat là hợp chất phốt-pho hữu cơ. Thuốc có khả năng diệt các loại giun sán như giun tóc, giun móc, sán máng, giun đũa. Trước khi được sử dụng để điều trị nhiễm giun sán, Metrifonat được dùng để trừ sâu.

thuốc metrifonat
Công thức hóa học của hợp chất Metrifonat

2. Chỉ định

Thuốc Metrifonat được chỉ định trong trường hợp nhiễm sán máng S.Haematobium.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Metrifonat cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc ức chế thần kinh cơ (Suxamethonium).

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hàm lượng: 100mg

5. Cách dùng – liều lượng

Dùng thuốc bằng đường uống. Trao đổi với nhân viên y tế để biết thời điểm thích hợp dùng thuốc.

Liều dùng của thuốc Metrifonat được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng. Để được cung cấp liều dùng cụ thể, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng thông thường chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất.

thuốc metrifonat
Dùng thuốc theo liều lượng được nhân viên y tế chỉ định

Liều dùng thông thường:

  • Dùng 7.5 – 10mg/kg/ lần
  • Sử dụng 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần
  • Hoặc dùng 10mg/ kg/ ngày, sau đó dùng liều sau vào tháng thứ 3 – 6 – 12.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc dưới 25 độ C, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh để tránh hư hại và biến chất.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Metrifonat

1. Thận trọng

Không sử dụng thuốc Metrifonat cho người mới tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp có tác dụng kháng cholinesterase và thuốc diệt côn trùng.

Không có ghi nhận về trường hợp Metrifonat gây dị tật và quái thai. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết.

thuốc metrifonat
Không tự ý sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Chưa có đủ cơ sở để xác định được mức độ an toàn của thuốc với trẻ đang bú sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.

Trao đổi với bác sĩ để biết chế độ dinh dưỡng trong thời gian điều trị. Không nên hút thuốc, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khi đang điều trị.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Metrifonat có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Ỉa chảy
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Thuốc có thể khiến nồng động enzyme cholinesterase trong hồng cầu và huyết tương bị ức chế.

Các tác dụng phụ của thuốc thường không gây nguy hiểm và sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ hoặc tác dụng phụ có xu hướng nghiêm trọng hơn, cần thông báo cho nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Metrifonat kéo dài tác dụng của thuốc Succinylcholine.

Metrifonat cũng có thể tương tác với những loại thuốc không được đề cập trong bài viết. Để dự phòng tương tác, hãy chủ động trình bày với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc sử dụng trong thời gian gần đó.

4. Xử lý khi dùng thuốc quá liều

Khi sử dụng Metrifonat quá liều, bạn có thể bị ngộ độc thuốc. Trong trường hợp này, Atropine sulfate sẽ được sử dụng để giải độc và làm nhẹ các triệu chứng do hoạt tính cholinergic gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *