Thuốc Isotina điều trị bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Isotina là thuốc dùng để điều trị mụn trứng cá trong tình trạng khá nặng. Nó thường được sử dụng sau khi bạn đã thử qua các loại thuốc khác nhưng không đạt hiệu quả.

Thuốc trị mụn Isotina 10mg
Thuốc trị mụn Isotina 10mg

  • Tên biệt dược:  Isotina Soft Cap.
  • Tên hoạt chất: Isotretinoin.
  • Nhóm thuốc: Thuốc trị mụn.
  • Dạng điều chế: Viên nang mềm.

I/ Thông tin về thuốc Isotina.

1/ Thuốc Isotina  có tác dụng gì?

Thuốc Isotina chỉ được sử dụng ở những người bị mụn trứng cá nặng, có dạng nang bọc hoặc vết tổn thương do mụn gây ra có đường kính trên 5mm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh:

  • Viêm nang lông, nhiễm vi khuẩn trên da mặt.
  • Điều trị các bệnh liên quan tới tuyến mồ hôi.
  • Dị ứng gây đỏ da trên mặt.

2/ Thành phần thuốc Isotina

Mỗi viên Isotina 10mg chứa:

  • Hoạt chất: Isotretinoin 10mg.
  • Tá dược: dầu đậu nành, sáp ong trắng, dầu cọ, gelatin, titan oxyd,…vừa đủ 1 viên.

3/ Cơ chế hoạt động của thuốc

Dược lực học:

Isotina làm ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn từ đó giảm được lượng nhờn gây ra  trên da, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Dược động học:

Khả năng hấp thu: Isotina được hấp thu từ 1-4 giờ sau khi uống thuốc. Quá trình hấp thu xảy ra ở đường tiêu hóa và diễn ra nhanh hơn khi có thức ăn.

Phân bổ: Isotina  liên kết với protein trong huyết tương. Đồng thời, Isotina đi qua nhau thai nên phụ nữ mang thai không được sử dụng vì có thể gây quái thai ở thai nhi.

Chuyển hóa: Isotina được chuyển hóa chủ yếu qua gan.

Thải trừ: Isotina được đào thải qua phân và nước tiểu. Thời gian bán thải là từ 10-20 giờ.

Giữ thuốc trong vỉ hoặc hộp để không làm hư hỏng thuốc
Giữ thuốc trong vỉ hoặc hộp để không làm hư hỏng thuốc

4/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc Isotina

Thuốc Isotina phải được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, những trường hợp sau không nên sử dụng thuốc:

Không sử dụng thuốc cho người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Thuốc không được khuyến cáo dùng để trị mụn ở độ tuổi dậy thì.

Người mắc các bệnh suy gan hoặc suy thận.

Bệnh nhân có nồng độ lipid trong máu quá cao.

Người sử dụng quá nhiều vitamin A.

Isotina có khả năng quái thai cao vì vậy tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Thuốc còn chống chỉ định ở phụ nữ có khả năng sinh con, ngoại trừ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Mụn trứng cá quá nặng không thể điều trị bằng phương pháp khác.
  • Đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bắt buộc thực hiện các biện pháp tránh thai.

5/ Cách sử dụng thuốc Isotina

  • Trước khi sử dụng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh trường hợp nhầm lẫn trong quá trình điều trị.
  • Thuốc được sử dụng để uống cả viên.
  • Không nghiền nát hoặc nhai thuốc khi uống, điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Uống thuốc với nước lọc để đạt hiệu quả cao nhất.

6/ Liều lượng khi sử dụng của Isotina

Thông thường liều sử dụng được khuyến cáo khi dùng Isotina để điều trị là 0,5 – 1,0mg/kg/ngày được chia vào 2 lần trong mỗi bữa ăn.

Trong quá trình điều trị nếu tình trạng bệnh nhân quá nặng có thể để lại sẹo nghiêm trọng bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng lên đến 20mg/ ngày.

Thời gian điều trị khoảng 15 đến 20 tuần.

Ngoài ra, một số bác sĩ còn dựa vào cân nặng của cơ thể để phân chia liều lượng phù hợp, cụ thể:

Trọng lượng cơ thể (kg)Tổng số mg/ ngày
  0,5mg/kg1mg/kg2mg/kg
40204080
502550100
603060120
703570140
804080160
904590180
10050100200

7/ Bảo quản Isotina như thế nào?

  • Giữ thuốc trong vỉ hoặc hộp để thuốc không bị hư hỏng.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc.
  • Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30ºC.

II/ Lưu ý khi sử dụng thuốc Isotina

1/ Tác dụng phụ của thuốc Isotina

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

Bên cạnh đó, Isotina còn gây ra những tác dụng nguy hiểm hơn nhưng cũng hiếm gặp bao gồm:

  • Tâm dạng dễ bị kích động, chán nản, khó tập trung, khó ngủ, thay đổi hành vi, dễ gây ảo giác, tự làm tổn thương mình thậm chí có thể tự tử.
  • Tê liệt một bên cơ thể.
  • Mờ mắt, đầu đau dữ dội và đột ngột.
  • Tai bị ù hoặc mất thính giác.
  • Co giật.
  • Buồn nôn, ói mửa, nhịp tim nhanh.
  • Chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu.
  • Tiêu chảy cấp
  • Cơ thể đau nhức kèm theo sốt ớn lạnh.
  • Xuất hiện nhiều đốm tím dưới da, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Da bong tróc, nổi mẩn đỏ hoặc bị phồng rộp.

Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào như trên bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và đến bác sĩ, cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

2/ Tương tác thuốc Isotina

Isotina có tương tác mạnh với vitamin A. Vì vậy, sử dụng Isotina chung với vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ của vitamin A.

Không điều trị Isotina và tetracycline cùng một lúc sẽ dẫn đến tác dụng phụ là sưng não.

Thuốc bôi Keratolytic có thể gây kích ứng da nếu dùng chung với Isotina.

Isotina dùng chung với carbamazepin (thuốc chống động kinh) làm giảm nồng độ carbamazepin trong huyết tương.

Ngoài ra, Insotina làm giảm thị lực vào buổi tối và giảm độ dung nạp với kính mắt.

3/ Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi có dấu hiệu bất thường hay tác dụng phụ nào xảy ra nên ngưng sử dụng thuốc ngay.

Phát hiện thuốc hư hỏng nên vứt đi và ngừng sử dụng.

Nếu trong thời gian sử dụng thuốc phát hiện đang mang thai thì không nên sử dụng nữa. Đến ngay bác sĩ để được tư vấn khi gặp phải trường hợp này.

Mọi thông tin về thuốc Isotina đã được chúng tôi cập nhật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đúng tình trạng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn trị rạn da bằng bã cà phê đúng cách

Trị rạn da bằng bã cà phê là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Phương pháp...

Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa là bệnh gì?

Nổi chấm đỏ trên da và ngứa không rõ nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng. Triệu chứng này có...

bệnh chàm khô là bệnh gì

Chàm khô là một bệnh như thế nào? Bệnh có chữa được không?

Chàm thường được chia thành 2 dạng là chàm khô và chàm ướt, dựa vào đặc tính của những tổn...

Bệnh hắc lào có lây không, phòng ngừa bằng cách nào?

Bệnh lác đồng tiền có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh lác đồng tiền có lây không, phòng ngừa bằng cách nào là những vấn đề có không ít người...

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *