Liều dùng và Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Heptaminol

Thuốc Heptaminol có tác dụng bảo vệ mạch máu, trợ tĩnh mạch và ức chế một số thành phần trung gian gây đau như serotonin, histamine và bradykinine. Thuốc được dùng cho bệnh nhân giảm huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

thuốc heptaminol giá bao nhiêu
Thuốc Heptaminol có tác dụng bảo vệ mạch máu, trợ tĩnh mạch và ức chế các chất trung gian gây đau

  • Tên thuốc: Heptaminol
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén, ống tiêm

Những thông tin cần biết về thuốc Heptaminol

1. Tác dụng

Heptaminol là thuốc hồi sức tim mạch. Thuốc ức chế tại chỗ đối với một số thành phần trung gian gây đau như serotonin, histamine, bradykinin, gốc tự do và men tiêu thể.

Ngoài ra, Heptaminol còn bảo vệ mạch máu và trợ tĩnh mạch nhằm giảm tính thấm, tăng trương lực và sức chịu đựng của mạch máu.

Heptaminol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt tối đa sau 1,8 giờ uống. Heptaminol không chuyển hóa và thải trừ qua đường tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Heptaminol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Trợ tim mạch
  • Các chứng giảm huyết áp (hạ huyết thế đứng và hạ huyết áp do nhiều nguyên nhân khác)

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Heptaminol cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân cường giáp
  • Đang dùng IMAO (thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase, được dùng trong điều trị trầm cảm)
  • Phù não
  • Tăng huyết áp nghiêm trọng
  • Động kinh

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Ống tiêm – 3.3mg/ 5ml
  • Viên nén – 187.8mg, 300mg

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc bằng đường uống, tiêm bắp chậm hoặc tiêm/ truyền tĩnh mạch. Bạn chỉ được dùng thuốc dạng đường uống tại nhà. Thuốc tiêm cần được sử dụng bởi nhân viên y tế.

heptaminol tác dụng không mong muốn
Dùng thuốc bằng đường uống, nên nuốt thuốc với một ly nước đầy

Liều dùng thuốc uống:

  • Chỉ sử dụng cho người lớn
  • Dùng 1 – 2 viên/ 3 lần/ ngày

Liều dùng khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp chậm

  • Trẻ em: Tiêm 0.5 – 2ml/ kg/lần, tiêm 1 – 2 lần/ ngày
  • Người lớn: Tiêm 5 – 10ml/ lần, tiêm 1 – 3 lần/ ngày

Liều dùng khi truyền tĩnh mạch

  • Trẻ em: Dùng 2ml dung dịch tiêm pha vào 500ml dịch truyền và truyền tĩnh mạch chậm
  • Người lớn: Dùng 10ml dung dịch tiêm pha vào 500ml dịch truyền và truyền tĩnh mạch chậm

Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi và người có chức năng thận suy giảm.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Heptaminol trong nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và môi trường ẩm thấp. Không sử dụng dung dịch tiêm bị vẩn đục hoặc đổi màu.

7. Giá thành

Thuốc Heptaminol 187.8mg có giá bán dao động từ 45 – 50.000 đồng/ Hộp 2 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Heptaminol

1. Thận trọng

Thuốc Heptaminol có thể cho kết quả dương tính với phản ứng doping. Vì vậy nên cân nhắc khi sử dụng cho vận động viên hoặc cầu thủ.

Độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc chưa được xác định đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Nếu có ý định dùng thuốc trong thời gian này, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nổi mề đay
  • Nhịp tim nhanh
  • Phát ban da
  • Phù mạch
  • Giãn đồng tử

Hầu hết các tác dụng phụ trên đều có mức độ nhẹ và không cần thiết phải ngưng thuốc. Tuy nhiên triệu chứng có thể kéo dài và chuyển biến theo chiều hướng xấu. Vì vậy cần chủ động thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

3. Tương tác thuốc

Tránh sử dụng Heptaminol với những loại thuốc sau:

heptaminol thuộc nhóm nào
Tránh sử dụng Heptaminol với IMAO và thuốc cùng nhóm
  • IMAO: Chống chỉ định phối hợp với thuốc Heptaminol, vì có nguy cơ tăng huyết áp kịch phát.
  • Thuốc cùng nhóm: Sử dụng đồng thời với Heptaminol làm tăng tác dụng hạ áp.

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Heptaminol. Để kiểm soát phản ứng này, bạn nên thông báo với bác sĩ danh sách các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây.

4. Quá liều và cách xử trí

Tình trạng quá liều xảy ra khi dùng khoảng 20 viên thuốc/ lần. Trong trường hợp này, cần theo dõi nhịp tim, huyết áp và tiến hành điều trị triệu chứng nếu cần thiết.

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đơn giản

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đúng cách theo Đông Y

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch mang lại tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Áp...

Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não

Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức...

Một số lưu ý khi dùng thuốc chống đột quỵ Hàn Quốc

4 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc Được Tin Dùng Nhất

Thuốc chống đột quỵ Hàn Quốc hiện nay được nhiều người quan tâm và sử dụng. Các thành phần trong...

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị

Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất 2023

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.