Thuốc Halixol là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Halixol là thuốc tiêu đờm, tiêu hủy chất nhầy làm tắc nghẽn đường hô hấp. Thuốc thường được chỉ định để điều trị đờm ở các bệnh như viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản,… Thuốc có thể gây ra hội chứng Stevens – Johnson, người dùng nên cẩn trọng khi dùng.

Thuốc Halixol có tác dụng tiêu đờm, chất dịch nhầy làm tắc nghẽn đường hô hấp.

  • Tên biệt dược: Halixol®;
  • Tên hoạt chất: Ambroxol hydrochloride;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc Tai mũi họng.

Những thông tin cần biết về thuốc Halixol

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Halixol là chất Ambroxol hydrochloride. Loại hóa dược này có tác dụng tiêu hủy chất nhầy sinh ra khi bị viêm đường hô hấp. Hoạt chất Ambroxol sẽ làm cho các tuyến thanh dịch ít tiết dịch đặc hơn và làm sạch các mao nhầy.

2. Dạng bào chế

Thuốc được bào chế ở hai dạng:

  • Viên nén: Mỗi viên chứa 30mg hàm lượng hoạt chất Ambroxol hydrochloride;
  • Dung dịch sirô: Mỗi 5ml sirô có chứa 15mg hoạt chất Ambroxol hydrochloride.

3. Công dụng

Thuốc Halixol được chỉ định để điều trị các bệnh như:

  • Triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính;
  • Triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính;
  • Bệnh hen phế quản;
  • Bệnh viêm phế quản;
  • Bệnh giãn phế quản do đờm.

Thuốc sẽ làm giảm, loại bỏ lượng đờm, dịch nhầy khó chịu khi bị viêm đường hô hấp, viêm mũi, họng.

Thuốc Halixol được bào chế ở dạng viên nén và dạng dung dịch sirô.
Thuốc Halixol được bào chế ở dạng viên nén và dạng dung dịch sirô.

4. Chống chỉ định

Thuốc Halixol không thích hợp để chữa trị ở những bệnh nhân sau:

  • Trường hợp bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa;
  • Trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với ambroxol, bromhexine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc;
  • Không dùng thuốc ở dạng sirô cho bệnh nhân không dung nạp được Fructose.

5. Cách dùng

Cách dùng của thuốc Halixol ở dạng viên nén và dạng dung dịch sirô như sau:

  • Đối với dạng sirô, bạn dùng nắp đong đi kèm với chai thuốc để đong liều lượng thuốc. Rót thuốc vào nắp để uống và uống thêm nước lọc, nước sôi để nguội để tráng miệng.
  • Đối với dạng viên nén, bạn hãy thuốc thuốc kèm với nước lọc. Không uống thuốc Halixol với nước có gas, hoặc rượu bia,… Không nên nhai thuốc hoặc nghiền nát thuốc để uống, trừ khi có sự yêu cầu của bác sĩ.

6. Liều dùng

Đối với người lớn và người dùng trên 12 tuổi:

  • Số lượng: 1 viên (30mg)/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

Đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi:

  • Số lượng: ½ viên (15mg)/ lần;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi:

  • Số lượng: 2.5 ml/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi:

  • Số lượng: 2.5 ml/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nên uống thuốc Halixol trước khi ăn.

Thuốc Halixol điều trị đờm, dịch nhầy có thể dùng ở trẻ em và người lớn.
Thuốc Halixol điều trị đờm, dịch nhầy có thể dùng ở trẻ em và người lớn.

7. Bảo quản thuốc

Hãy bảo quản thuốc Halixol theo các chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát;
  • Tránh nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ quá 30 độ C;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Đậy nắp chai thuốc sirô ngay sau khi sử dụng xong để thuốc bên trong lọ tránh bị nhiễm tạp chất từ bên ngoài;
  • Bảo quản viên nén thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. Để viên thuốc tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ làm thuốc bị mất tác dụng, nhiễm khuẩn và ẩm mốc.
  • Chú ý hạn sử dụng của thuốc (được in trên bao bì). Nếu thuốc quá hạn sử dụng, bạn không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Acetylcystein điều trị bệnh gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Halixol

1. Thận trọng

Khi dùng thuốc Halixol, bạn nên thận trọng, chú ý những điều sau:

  • Thuốc Halixol ở dạng sirô có chứa một hàm lượng đường nhất định. Tuy nhiên, loại đường tạo ngọt này an toàn dành cho người đái tháo đường. Thuốc Halixol phù hợp đối với bệnh nhân đái tháo đường.
  • Đối với bệnh nhân suy thận, cần phải theo dõi và điều chỉnh liều dùng thích hợp để có thể đào thải hết ambroxol ra khỏi cơ thể.
  • Đối với người vận hành máy móc, lái xe, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuy hiện nay chưa có báo cáo về những ảnh hưởng của thuốc Halixol lên người vận hành máy móc, nhưng người dùng không nên chủ quan.
  • Thuốc Halixol có thể gây ra một số tác dụng phụ và một số dị ứng nếu không phù hợp với cơ địa. Nguy hiểm nhất là hội chứng Stevens – Johnson (một dạng tổn thương, nhiễm độc ở da).

2. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên đều là những tác dụng phụ hiếm gặp ở thuốc. Phản ứng nguy hiểm nhất ở thuốc đó là hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bị nhiễm độc. Một số triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bắt đầu mắc Stevens-Johnson là:

  • Sốt;
  • Đau người;
  • Viêm mũi;
  • Ho;
  • Đau họng.

Các triệu chứng này rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng thuốc Halixol, nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn không nên loại trừ khả năng bị Stevens – Johnson ở giai đoạn đầu. Hãy chú ý đến những tổn thương trên da, niêm mạc.

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng lạ, những tổn thương trên da, hãy ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để khai báo.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Halixol tương kỵ với một số loại thuốc khác, bạn không nên kết hợp dùng cùng một lúc. Thuốc Halixol xảy ra tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ho như:

  • Amoxicillin;
  • Cefuroxime;
  • Erythromycin;
  • Doxycycline;
  • Codeine: Làm cản trở hoạt động bài tiết của đờm khi dùng chung với Halixol.

Trên đây chưa phải toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Halixol. Bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kết hợp thuốc Halixol với các loại thuốc khác để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Khi dùng thuốc Halixol, nếu cơ thể có triệu chứng khác lạ, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay.
Khi dùng thuốc Halixol, nếu cơ thể có triệu chứng khác lạ, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu hoặc quá liều

Dùng thuốc thiếu một liều sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Nếu bạn bỏ liều thường xuyên, bệnh sẽ không thể nhanh chóng thuyên giảm.

Nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Và một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa.

Cách xử lý trong trường hợp dùng thuốc quá liều đó là bổ sung lượng nước để rửa dạ dày. Bạn cũng có thể uống thêm sữa thay vì chỉ uống mỗi nước lọc.

Dùng thuốc quá liều hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đối với sức khỏe. Điều này áp dụng cho tất cả các loại thuốc, không riêng thuốc Halixol. Do đó, bạn hãy uống thuốc đúng liều và kiên trì để bệnh tình chóng thuyên giảm.

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều và thấy có những triệu chứng khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

5 Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc Halixol khi:

  • Cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ;
  • Khi có có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc hội chứng Stevens – Johnson;
  • Người bệnh đã khỏi hẳn tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp vì chất nhầy, đờm;
  • Nếu bác sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định ngưng sử dụng thuốc, bạn hãy tuân thủ theo.

Có thể bạn quan tâm

Ho ra máu: Cần nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt

Ho ra máu là tình trạng cơn ho kèm theo máu, có xuất hiện đờm hoặc không. Đây cũng là...

Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị ho

Một số loại thực phẩm bạn nên ăn để hỗ trợ điều trị ho. Nhưng song song đó cũng có...

Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả

Bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm là một liệu pháp trị bệnh an toàn được y học cổ truyền...

Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?

Ngoài chức năng phát âm và thở, cổ họng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuốt...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *