Thuốc giảm acid dạ dày Gelusil

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Gelusil được dùng để giảm chứng ợ nóng, đau dạ dày, ăn không tiêu, ợ chua…Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu người sử dụng thiếu đi sự thận trọng. 

thông tin cần biết về thuốc Gelusil
Thuốc Gelusil có công dụng làm giảm acid dạ dày một cách nhanh chóng.

  • Tên biệt dược: Gelusil.
  • Tên hoạt chất: Gelusil (R).
  • Phân nhóm: Thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược dạ dày và chống loét.

I/ Thuốc Gelusil và những thông tin bạn cần biết

1/ Chỉ định

Thuốc Gelusil được chỉ định để giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày gây khó chịu, ợ nóng, khó tiêu, ợ hơi. Một số chỉ định khác của thuốc chưa được đề cập trong bài viết. Vì vậy, nếu bạn có ý định sử dụng Gelusil với mục đích khác thì cần hỏi bác sĩ chuyên khoa.

Cụ thể, Simethicon có trong thuốc có khả năng phá vỡ những bọt khí ứ trên thành ruột. Đồng thời các thuốc kháng nhôm và magie hoạt động một cách nhanh chóng, giúp giảm acid trong dạ dày. Thuốc chỉ hoạt động dựa trên acid hiện có trong dạ dày, không ngăn chặn sự sản xuất.

Gelusil có thể được sử đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc có công dụng làm giảm acid khác như CimetidineOmeprazole

2/ Cách dùng – liều dùng

Cách dùng:

Người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều và tần suất đã được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép.

Để dùng thuốc kháng acid Gelusil đúng cách, người bệnh chỉ được uống thuốc qua đường miệng, thường là uống sau bữa ăn và bổ sung liều trước khi đi ngủ. Nếu không chắc chắn về bất cứ thông tin nào của thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.

Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Gelusil dạng nhai thì cần lưu ý nhai kỹ trước khi nuốt, sau đó uống 1 ly đầy nước (tầm 240ml) để cuốn đi cặn thuốc còn bám ở trong miệng. Nếu dùng thuốc này dạng lỏng, cần lắc đều chai trước khi uống, không sử dụng muỗng gia đình để đong thuốc vì sẽ làm bạn uống sai liều. Có thể pha thuốc dạng lỏng với một ít nước để dễ uống hơn.

thuốc giảm acid dạ dày Gelusil
Gelusil được điều chế thành 2 dạng: Viên nén nhai và gel uống trực tiếp.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, dùng 2-4 viên khi có triệu chứng thừa acid dạ dày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh không dùng cho các triệu chứng đã kéo dài hơn 2 tuần (trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ).
  • Giới hạn thuốc Gelusil được dùng trong 24h là dưới 12 viên, dùng nhiều hơn sẽ có thể bị sốc thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng thuốc khi chưa có sự cho cho phép của bác sĩ, vì liều dùng Gelusil dành cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định.

Tham khảo thêm: Thuốc Gastropulgite là thuốc gì?

3/ Bảo quản

Điều kiện cần và đủ để bảo quản thuốc Gelusil là ở nhiệt độ phòng, độ ẩm cân bằng và không có sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Bạn cũng cần biết là mỗi loại thuốc đều có những lưu ý riêng về bảo quản, vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản để thuốc giữ được toàn vẹn thành phần.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không đưa thuốc Gelusil cho người khác sử dụng, ngay cả khi họ có cùng thể trạng và triệu chứng giống bạn.

4/ Dạng bào chế

Thuốc Gelusil được bào chế dưới những dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nhai Gelusil.
  • Gel Gelusil (200mg Hydroxid nhôm, 200mg Magie, 25mg Simethicone).

II/ Thuốc Gelusil và những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng

1/ Thận trọng

Trước khi uống thuốc Gelusil, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu như cơ địa bị dị ứng với Nhôm hydroxit, Magie hoặc Simethicon và các dạng dị ứng khác. Thuốc có chứa các thành phần không hoạt động khác, có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Trường hợp bạn gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: Thường xuyên sử dụng rượu, chứng mất nước nghiêm trọng, suy thận, sỏi thận…thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những rủi ra khi sử dụng Gelusil. Ngoài ra, người từng bị viêm ruột thừa, tiêu chảy mãn tính, tắc nghẽn dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc mới vừa mổ ruột thừa xong không nên dùng thuốc dưới bất cứ dạng bào chế nào.

Thuốc có chứa chất Aspartame, vì vậy bệnh nhân bị Phenylketon niệu (hoặc bất cứ tình trạng nào khác yêu cầu hạn chế uống Aspartame) cần hết sức thận trọng trước khi dùng. Bên cạnh đó, Gelusil có chứa một lượng đường nhất định nên sẽ không phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Lúc này, bác sĩ sẽ thay thế bằng một số loại thuốc khác để quá trình điều trị bệnh không bị gián đoạn.

Phụ nữ mang thai chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, trước đó cần thảo luận về những lợi ích và rủi ra mà Gelusil mang lại. Mặt khác, phụ nữ đang cho con bú không nên uống Gelusil, thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và hấp thụ sau khi qua cơ thể của trẻ.

2/ Tác dụng phụ

Gelusil có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, phát sinh trong và sau thời gian sử dụng. Tuy phần lớn các tác dụng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn cũng cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi.

các tác dụng phụ của Gelusil
Sử dụng Gelusil có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, táo bón v.v…

Cụ thể, loại thuốc này có thể gây buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu. Khi 4 triệu chứng này trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn, bạn sẽ phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Trong đó, Magie là chất gây ra tình trạng tiêu chảy và do đó mà bác sĩ điều trị có thể sẽ cho người bệnh sử dụng acid chỉ chứa nhôm cùng với Gelusil để kiểm soát tiêu chảy. Ngược lại, lượng nhôm đáng kể có trong thành phần thuốc sẽ gây táo bón nhưng hiếm gặp hơn so với chứng tiêu chảy.

Thông thường, các thuốc kháng aicd sẽ có chứa nhôm liên kết với Phosphate – một chất quan trọng có ở trong ruột của chúng ta. Điều này sẽ dẫn đến việc mức độ Phosphate bị thấp hơn so với mức bình thường, thậm chí gây ra các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, yếu cơ.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn nhưng mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn rất nhiều, bao gồm: Đi phân đen, thở chậm, nhịp tim không đều, thay đổi tâm trạng thất thường, ngủ quá sâu, đau dạ dày, nôn mửa, bãi nôn có màu như bã cà phê.

Ngoài ra cơ thể của người bệnh có thể gặp các phản ứng dị ứng cực kì nghiêm trọng do tác dụng phụ của Gelusil như phát ban toàn thân, sưng lưỡi, sưng cổ, chóng mặt, khó thở.

Vừa rồi là sự trình bày chưa đầy đủ về toàn bộ những tác dụng phụ khi dùng Gelusil, người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải một số phản ứng phụ bất thường khác.

3/ Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng Gelusil xảy ra các phản ứng với một số tên thuốc khác. Ở mức độ nhẹ, sự tương tác sẽ làm tác dụng của thuốc suy giảm; nhưng ở mức độ nặng hơn, các triệu chứng phát sinh sẽ có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Một số loại thuốc có sự tương tác với Gelusil có thể kể đến như sau:

  • Thuốc trao đổi Cation (sodium polystyrene sulfonate), muối Citrate – một loại muối có trong một số chất bổ sung Canxi, thuốc giảm acid và thuốc nhuận trường.
  • Một số loại thuốc chống đông máu (warfarin, quinidin, sulfonylureas …).
  • Men chuyển hóa angiotensin (ACE), thuốc chẹn Beta (propranolol), thuốc chống loãng xương (risedronate), thuốc kháng sinh cephalosporin, corticosteroid (hydrocortisone), cyclosporine, delavirdine, digoxin, imidazole, mycophenolate, penicillamine, quinolones và các hormon tuyến giáp như levothyroxine.

4/ Xử lí khi sử dụng thuốc thiếu hoặc quá liều

  • Trường hợp thiếu liều: Ngay lập tức uống thuốc khi bạn nhận ra điều này, nhưng nếu như thời điểm dùng liều tiếp theo đã đến gần thì bạn nên bỏ qua liều thiếu và dùng Gelusil theo đúng kế hoạch ban đầu.
  • Trường hợp quá liều: Nếu không cẩn thận dùng dư 1 liều Gelusil thì cũng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Nhưng lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoàn toàn có thể khiến sức khỏe và dạ dày của bạn yếu đi trông thấy. Khi quá liều, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh thuốc giảm acid dạ dày Gelusil mà bạn có thể tham khảo. Những lời khuyên, chẩn đoán hay chỉ định sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cho bạn khi đến khám.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *