Thuốc Freemove giá bao nhiêu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Freemove chứa Glucosamin sulphat kali clorid và Methyl sulphonyl methan giúp giảm đau, kháng viêm cho người bị thoái hóa khớp, viêm khớp. Chống chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc Freemove
Freemove là thuốc giảm đau, kháng viêm, tăng dịch nhầy bôi trơn khớp

  • Phân nhóm: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Dạng điều chế: Viên nén bao phim

Thông tin cần biết về thuốc Freemove

1. Chỉ định

  • Cải thiện các triệu chứng đau, viêm cho người bị thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình
  • Kích thích tái tạo sụn khớp, nâng cao khả năng vận động
  • Giảm đau, kháng viêm cho các trường hợp mắc bệnh viêm khớp, thấp khớp trong giai đoạn cấp và mãn tính.

2. Thành phần của thuốc Freemove

Thành phần có trong mỗi viên nén bao phim gồm có:

  • Glucosamin sulphat kali clorid: 750 mg ( tương đương với 588 mg glucosamin)
  • Methyl sulphonyl methan: 250 mg
  • Các loại tá dược khác: Alc, titan dioxid, tinh bột ngô, PPS…

3. Dược lực học

Glucosamin sulphat kali là một thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp Glucosaminoglycan và proteoglycan – những chất cấu tạo nên sụn khớp. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng ức chế sản xuất enzym hủy hoại sụn khớp, tăng tính liên kết của các mô xương và kích thích sản xuất dịch nhầy bôi trơn khớp.

Methyl sulphonyl methan là một chất có khả năng làm tăng tính thẩm thấu và sự linh hoạt của màng tế bào, qua đó làm giảm áp lực gây đau tại khớp. Chất này vốn có sẵn trong thực phẩm nhưng thường bị mất đi do chế biến thức ăn không đúng cách.

Glucosamin sulphat kali khi kết hợp với Methyl sulphonyl methan sẽ thúc đẩy khả năng tái tạo sụn khớp và tổng hợp các chất bôi trơn giảm đau cho khớp và làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.

4. Dược động học

Khi vào trong cơ thể, 90% lượng Glucosamin sulphat kali sẽ được hấp thu tại ruột non. Sau đó nó được máu vận chuyển phan bố đến các mô xương sụn. Glucosamin sulphat kali không được tìm thấy trong huyết thanh và phần lớn được gan chuyển hóa.

Trong khi đó, Methyl sulphonyl methan khi được dùng theo đường uống sẽ phân bố tập trung ở các mô liên kết như da, sụn, xương, dây chằng hay gân…

5. Những đối tượng nào không nên sử dụng Freemove?

Thuốc Freemove không thích hợp cho những đối tượng sau:

  • Trường hợp có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Người từng bị dị ứng với hải sản
  • Trẻ nhỏ và người chưa đủ 18 tuổi
  • Thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc trong thời kì mang thai và cho con bú
  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận cần dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ

Tham khảo thêm: Thuốc Diacerein có công dụng gì?

6. Tác dụng phụ có thể gặp

Tác dụng phụ của thuốc Freemove chủ yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, thần kinh và da. Nếu không may mắn, bạn có thể gặp một trong các vấn đề sau:

  • Chán ăn
  • Tiêu chảy
  • Hồi hộp
  • Táo bón
  • Ngứa da
  • Phát ban
  • Đau đầu
  • Chống ngực đập mạnh
  • Mất ngủ, ngủ lơ mơ
  • Rụng tóc
  • Phù mắt cá chân
  • Đầy hơi

Không phải trường hợp nào cũng gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ để lường trước được tất cả những rủi ro có thể xảy ra khi được điều trị bằng thuốc này.

7. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Freemove

– Bạn nên sử dụng thuốc Freemove như thế nào?

Thuốc Freemove được điều chế dưới dạng viên sử dụng theo đường miệng. Tuyệt đối không dùng thuốc theo các hình thức khác như đặt, tiêm hay truyền tĩnh mạch. Bạn có thể sử dụng nước lọc để uống thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất được in trong tờ giấy đính kèm hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tuân thủ theo liều dùng và thời gian điều trị của bác sĩ chuyên khoa chính là chìa khóa giúp bạn đạt hiệu quả cao khi điều trị và hạn chế được những tác dụng phụ ngoài ý muốn do thuốc mang lại.

Liều dùng thuốc freemove
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp có thể uống Freemove với liều lượng 1 viên mỗi ngày

Liều dùng: Uống 1 viên x 1 lần/ ngày hoặc uống theo liều bác sĩ chỉ định. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 2-3 tháng.

8. Thuốc Freemove giá bao nhiêu?

Loại thuốc này có giá bán niêm yết khoảng 4.750 đồng/ viên. Giá thuốc bán lẻ tại các cấp độ đại lý có thể cao hơn do các khoản chi phí phát sinh đi kèm.

9. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Freemove

  • Trong quá trình dùng thuốc, nên tiến hành làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu định kỳ để kiểm tra chức năng gan, thận
  • Không dùng Freemove chung với các thuốc khác có tác dụng tương tự
  • Người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết hàng ngày trong thời gian dùng thuốc
  • Thuốc Freemove có thể gây lơ mơ, mất ngủ, kém tập trung. Nếu bạn là tài xế, nhân viên vận hành máy móc hay làm những công việc mang tính tập trung cao độ thì nên thận trọng khi dùng thuốc.
  • Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng tính từ ngày sản xuất in trên vỏ hộp. Nếu quá hạn này bạn không nên tiếp tục uống. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách tiêu hủy thuốc.
  • Điều kiện bảo quản thuốc Freemove tốt nhất là dưới 30 độ C. Tránh để nơi nóng nực, ẩm ướt.

Có thể bạn quan tâm

hận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Các dấu hiệu nhận biết chứng thoái hóa khớp gối đang tấn công

Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát hiện và điều...

phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Phòng ngừa thoái hóa xương khớp – Giới trẻ nên sớm lưu tâm

Nhiều năm về trước, thoái hóa xương khớp được xem là một căn bệnh chỉ xảy ra ở người già....

Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là khớp gối và khớp háng....

Bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên lưu ý gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là một trong những dạng bệnh xương khớp ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận...

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *