Thuốc Finarine là thuốc gì?

Thuốc Finarine thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, dùng trong những trường hợp mẫn cảm. Thuốc thường được dùng trong điều trị những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Finarine
Thông tin cơ bản về liều dùng, cách sử dụng, công dụng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Finarine

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng, dùng trong những trường hợp mẫn cảm
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên

Thông tin về thuốc Finarine

Thành phần

Thuốc Finarine được bào chế từ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Hoạt chất Fexofenadine trong thuốc Finarine thuộc nhóm thuốc chống dị ứng thế hệ mới – kháng thụ thể H1. Ngoài ra hoạt chất này còn là một loại thuốc kháng histamine. Nhờ đó thuốc có tác dụng kéo dài để điều trị những trường hợp dị ứng. Thuốc không có tác dụng an thần gây ngủ.

Chất chuyển hóa của Terfenadine, Fexofenadine là một chất kháng histamine có khả năng tác động và đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên. Trong thí nghiệm với chuột lang nhạy cảm, thuốc có tác dụng ức chế sự co thắt phế quản xảy ra do kháng nguyên. Đồng thời ức chế quá trình tiết histamine từ dưỡng bào màng bụng trong thí nghiệm với chuột cống. Trong các thí nghiệm với động vật, không thấy tác dụng ức chế thụ thể a 1-adrenergic và không thấy xuất hiện tác dụng kháng cholinergic. Ngoài ra, trong thí nghiệm cũng không nhận thấy thuốc có tác dụng an thần hoặc những tác dụng khác liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Nghiên cứu về sự phân bố ở mô của hoạt chất fexofenadine có đánh dấu trong thí nghiệm với chuột cống cho thấy thuốc không có khả năng vượt qua hàng rào máu – não.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Zealargy chữa bệnh gì?

Chỉ định

Thuốc Finarine được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Điều trị những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
  • Những triệu chứng được khắc phục tốt sau khi điều trị: Chảy nước mũi, hắc hơi, ngứa họng và ngứa vòm miệng, chảy nước mắt, mắt ngứa đỏ.

Chống chỉ định

Thuốc Finarine chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Đã biết có tăng mẫn cảm với hoạt chất Fexofenadine hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Finarine được sử dụng thông qua đường uống.

Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi mắc bệnh, đáp ứng ở từng đối tượng và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Finarine ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc Finarine
Liều dùng thuốc Finarine

Liều dùng thuốc cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên 60mg/lần x 2 lần/ngày.

Liều dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên 60mg/lần/ngày.

Lưu ý

  • Bệnh nhân bị suy gan và người già không cần phải giảm liều.
  • Người bệnh cần sử dụng thuốc Finarine cách 2 giờ đối với những loại thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc có chứa gel nhôm.
  • Liều dùng thuốc có thể thay đổi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bảo quản

Thuốc Finarine cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ C. Người bệnh cần tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tham khảo thêm: Thuốc Singdot là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Finarine

Khuyến cáo khi dùng

Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thuốc Finarine, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc Finarine cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận và người cao tuổi.
  • Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh của thuốc Finarine cũng như hoạt chất Fexofenadine hydrochloride đối với bệnh nhi dưới 12 tuổi. Vì thế bệnh nhi không nên sử dụng thuốc trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Hoạt chất Fexofenadine hydrochloride ít có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và khả năng lái xe. Bên cạnh đó, những thử nghiệm khách quan cho thấy, các ảnh hưởng từ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride đối với chức năng của hệ thần kinh trung ương không đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể vận hành máy móc và lái xe trong thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên trước khi lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện những công việc phức tạp, người bệnh cần được kiểm tra phản ứng cá nhân. Hoạt động này sẽ giúp bạn xác định được những người mẫn cảm và những người có phản ứng bất thường với thuốc.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Finarine và hoạt chất Fexofenadine hydrochloride trừ trường hợp lợi ích mong đợi cho bệnh nhân cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra ở thai nhi.
  • Hoạt chất Fexofenadine hydrochloride được tìm thấy trong thành phần của sữa mẹ sau khi dùng Terfenadine. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng Fexofenadine hydrochloride.
Khuyến cáo khi sử dụng thuốc Finarine
Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng Fexofenadine hydrochloride và thuốc Finarine

Tác dụng phụ

Tần suất xuất hiện tình trạng buồn ngủ và các tác dụng ngoại ý khác không phụ thuộc vào liều dùng thuốc Finarine. Trong thời gian điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Đau bụng kinh
  • Nhiễm virus cảm, virus cúm
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó tiêu

Người bệnh cần tạm ngưng sử dụng thuốc Finarine khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những tác dụng phụ nêu trên. Đồng thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Sau khi thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đề ra những phương pháp xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm: Thuốc Givet 10 có tác dụng gì?

Tương tác thuốc

Thành phần Fexofenadine hydrochloride trong thuốc Finarine không qua chuyển hóa ở gan. Vì thế thuốc không có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác qua cơ chế gan. Tuy nhiên thuốc Finarine có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • KetoconazoleErythromycin: Hoạt chất Fexofenadine hydrochloride trong thuốc Finarine có khả năng tương tác với thuốc Ketoconazole và thuốc Erythromycin. Sự tương tác này làm tăng nồng độ của hoạt chất Fexofenadine hydrochloride trong huyết tương gấp 2 – 3 lần. Tuy nhiên, khoảng QT không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy không gia tăng thêm bất cứ phản ứng phụ nào nếu so sánh với những loại thuốc trên khi sử dụng riêng lẻ.
  • Những loại thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc có chứa gel nhôm: Sự tương tác làm giảm độ sinh khả dụng của hoạt chất Fexofenadine hydrochloride. Người bệnh cần sử dụng thuốc Finarine cách 2 giờ đối với những loại thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc có chứa gel nhôm.

Quá liều và xử lý

Triệu chứng

Trong thí nghiệm với người tình nguyện khỏe mạnh, khi uống 1 lần/ngày trong 1 năm liều 240mg hoặc uống 2 lần/ngày trong 1 tháng liều 690mg hoặc uống liều duy nhất 800mg Fexofenadine hydrochloride, so sánh với giả dược, thuốc không gây bất kỳ tác dụng ngoại ý đáng kể nào trên lâm sàng.

Sử dụng thuốc Finarine quá liều và cách xử lý
Sử dụng thuốc Finarine quá liều và cách xử lý

Xử lý

Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều khiến cơ thể bị sốc, người bệnh cần có biện pháp chuẩn để tiến hành loại bỏ bất kỳ lượng thuốc nào chưa hoặc không hấp thu. Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều trị hỗ trợ và điều trị những triệu chứng. Việc loại bỏ Fexofenadine hydrochloride khỏi máu bằng cách thẩm phân máu không mang lại hiệu quả.

Bài viết là thông tin cơ bản về liều dùng, cách sử dụng, công dụng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Finarine. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo toàn và hiệu quả điều trị. Người bệnh không nên sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng ngoại ý và sự tương tác gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Các dạng bệnh viêm mũi dị ứng

Có nên phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không, khi nào phải mổ?

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm...

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *