Thuốc Etoral là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Etoral điều trị các bệnh như nấm ngoài da, lang beng, viêm da tiết bã. Thuốc được điều chế ở hai dạng: dạng kem bôi ngoài da và dạng viên uống. Nếu có ý định sử dụng kem Etoral để chữa bệnh, bạn cần biết qua những điều quan trọng sau.

Thuốc Etoral điều trị các bệnh như nấm ngoài da, lang beng, viêm da tiết bã.
Thuốc Etoral điều trị các bệnh như nấm ngoài da, lang beng, viêm da tiết bã.

  • Tên biệt dược: Etoral;
  • Tên hoạt chất: Ketoconazol;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc bệnh da liễu.

Những thông tin cần biết về thuốc Etoral

1. Chỉ định

Thuốc Etoral là một chế phẩm dạng kem thoa ngoài da. Kem Etoral thường được chỉ định để điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp như:

Người mắc các bệnh trên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Etoral để điều trị.

2. Dạng bào chế

Thuốc Etoral được bào chế ở 2 dạng:

  • Dạng kem bôi ngoài da (5 gram/tuýp);
  • Dạng viên nén (200mg/viên).

Tuy nhiên hiện nay, Etoral ở dạng viên nén đã ngưng sản xuất. Thuốc ở dạng kem được tin dùng và biết đến phổ biến hơn.

3. Thành phần

Dạng viên nén

Thành phần chính của viên nén Etoral 200mg là hoạt chất Ketoconazol.

Dạng kem bôi ngoài da

Cứ mỗi tuýp kem bôi Etoral (5 gram) thì có chứa:

  • Ketoconazol: Đây một chất có hoạt tính kìm hãm nấm và diệt trừ nấm trên da. Hoạt chất này sẽ tấn công vào các tế bào nấm, làm thay đổi các thành phần lipid ở màng tế bào vi nấm. Từ đó, tế bào nấm bị mất ổn định trong màng tế bào và tự tiêu biến.
  • Tá dược vừa đủ: Dầu parafin, PEG 40 stearat, propylen glycol, cetyl stearyl alcohol, sáp ong trắng, isopropyl palmitat, polysorbat 80 (tween 80), butyl hydroxytoluen, EDTA sodium, span 80, nước tinh khiết.

4. Chống chỉ định

Thuốc Etoral không được dùng để điều trị cho các trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trong trường hợp chẳng may sử dụng và thấy có dấu hiệu dị ứng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.

5. Cách dùng

Đối với dạng viên nén

Bệnh nhân uống thuốc Etoral 200mg với nước lọc. Uống thuốc sát bữa ăn.

Có một lưu ý nhỏ rằng, khi uống thuốc, bệnh nhân không nên dùng thuốc với nước có gas, sữa, nước uống có chứa cafein. Các loại thức uống kể trên có thể làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc khi uống kèm theo.

Đối với dạng kem bôi

Trước khi thoa thuốc, tiếp xúc với thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh tay và vùng da bị bệnh sạch sẽ. Khi đã ráo nước, bệnh nhân thoa nhẹ một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị viêm nhiễm cần điều trị.

Bạn nên thoa thuốc đều đặn theo liều dùng mỗi ngày cho đến khi những thương tổn, nhiễm trùng trên da biến mất.

6. Liều dùng

Dạng viên nén

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 1 – 2 lần/ngày, tùy vào mức độ của bệnh.

Dạng kem

Liều dùng của thuốc Etoral dạng kem tùy thuộc vào từng trường hợp:

  • Bệnh nhiễm nấm: 1 lần/ngày;
  • Bệnh lang beng: 1 lần/ngày;
  • Viêm da tiết bã: 2 lần/ngày.

Thời gian của liệu trình điều trị là:

  • Nhiễm nấm men: 2 – 3 tuần;
  • Bệnh lang beng: 2 – 3 tuần;
  • Nhiễm nấm ở bẹn: 2 – 4 tuần;
  • Nhiễm nấm ở thân: 3 – 4 tuần;
  • Nhiễm nấm ở bàn chân: 4 – 6 tuần;
  • Viêm da tiết bã: 2 – 4 tuần.

7. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Đậy kỹ nắp ngay sau khi dùng thuốc dạng kem;
  • Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng. Hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tham khảo thêm: Acitretin là thuốc gì? Công dụng, tác dụng phụ & tương tác

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Etoral

1. Thận trọng

Bệnh nhân dùng thuốc cần thận trọng một số điều sau:

  • Ngưng sử dụng thuốc nếu bị kích ứng da;
  • Chỉ thoa thuốc tại vùng bị nhiễm bệnh. Không thoa thuốc ở vùng da lành lặn bởi vì thuốc không thể hấp thu vào máu khi thoa ở vùng da này;
  • Không nên dùng chung thuốc với xà phòng axit;
  • Phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Tác dụng phụ

Đối với dạng kem bôi

  • Nóng rát;
  • Kích ứng tại vùng da có thoa thuốc.

Đối với dạng viên nén

  • Viêm gan;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Phát ban da, ngứa;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Vú to ở nam giới.

Trên đây không bao gồm tất cả các tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc Etoral có thể còn tùy thuộc vào từng người, từng cơ địa khác nhau. Do đó, trong quá trình dùng thuốc Etoral để điều trị, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết.

3. Tương tác thuốc

Đối với thuốc dạng kem

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có được một báo cáo nào về phản ứng tương tác giữa kem Etoral và các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên thông báo thêm với bác sĩ về những loại thuốc thoa ngoài da mình đang sử dụng.

Rửa tay sạch trước khi thoa thuốc.
Rửa tay sạch trước khi thoa thuốc.

Đối với thuốc dạng viên nén

Thuốc Etoral dạng viên nén có thể sẽ tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng acid;
  • Thuốc kháng cholinergic;
  • Thuốc ức chế H2;
  • Cyclosporin;
  • Rifampicin;
  • Coumarin.

4. Thuốc Etoral bán ở đâu, giá bao nhiêu?

Thuốc Etoral do công ty Cổ phần Dược Hậu Giang bào chế và phân phối. Hiện nay, thuốc được trình bày ở dạng tuýp 5 gram. Giá của thuốc còn tùy thuộc vào thời điểm và đại lý bán thuốc.

Bạn có thể tìm mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc uy tín trên cả nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc trực tiếp với đơn vị sản xuất để đặt mua hàng.

Mọi thông tin chi tiết về kem bôi trị bệnh da liễu của công ty Dược Hậu Giang, bạn đọc liên hệ qua:

  • Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ;
  • Liên hệ: (0292). 3891433 – 3890802;

Có thể bạn quan tâm

Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Ghẻ lở còn được gọi là bệnh ghẻ Na Uy. Đây một dạng tổn thương da nghiêm trọng xảy ra...

Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa, gây ra quấy khóc, mệt mỏi, không chịu ngủ. Phụ huynh lo lắng tìm kiếm các...

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa: Nguyên nhân, cách trị

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa tuy không nguy hại trực tiếp đến tình mạng nhưng gây ra nhiều...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đen tại nhà

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý bên trong cơ thể, tỏi đen còn được sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *