Thuốc trị vẩy nến Efalizumab: Cách sử dụng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Efalizumab được điều chế và sử dụng cho các trường hợp mắc bệnh tự miễn, mà trong đó vẩy nến là một căn bệnh điển hình.

Efalizumab
Thuốc điều trị vẩy nến Efalizumab
  • Tên hoạt chất: Efalizumab.
  • Thương hiệu thuốc: Arzerra, Raptiva, Genentech , Merck Serono.
  • Phân nhóm thuốc: Kháng sinh dùng để tiêm.

Thuốc trị vẩy nến Efalizumab và những thông tin cần thiết

Efalizumab được điều chế để điều trị vẩy nến và các bệnh lý tự miễn từ mức độ vừa phải đến mức độ nghiêm trọng. Bởi thuốc Efalizumab là kháng thể đơn dòng, với cơ chế hoạt động tăng cường sự hiện diện của tế bào lympho T ở vị trí viêm nhiễm và làm giảm triệu chứng do vẩy nến.

#. Sử dụng thuốc trị vẩy nến Efalizumab như thế nào?

Efalizumab được chỉ định sử dụng theo đơn, vì vậy bạn nên tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo hướng dẫn trên vỏ thuốc để sử dụng chính xác. Đừng bỏ qua việc tìm hiểu và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng Efalizumab để điều trị.

Theo khuyến cáo của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA, thuốc efalizumab thường được chỉ định tiêm tại phòng mạch hoặc bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn muốn sử dụng Efalizumab tại nhà thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc, liều lượng cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bệnh nhân nên đến bệnh viện để điều trị an toàn.

Bên cạnh đó, cần lưu ý đến các vấn đề sau:

– Không nên trộn thuốc và để quá lâu. Sau khi trộn thuốc nên sử dụng ngay hoặc chỉ dùng trong khoảng 8 giờ kể từ khi trộn theo quy định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên lắc lọ để trộn mà chỉ nên đảo thuốc nhẹ nhàng.

– Khi efalizumab bị đổi màu, đóng váng, hạt nhỏ hoặc có dấu hiệu hư, biến chất thì tuyệt đối không nên sử dụng.

– Hãy thực hiện việc lấy thuốc theo đúng quy trình được minh họa trên bao bì để không gây ảnh hưởng hoặc nhiễm khuẩn lọ thuốc, ống tiêm.

– Không được chạm tay vào ống tiêm hoặc nút cao su và phải đảm bảo liều lượng thuốc vừa đủ.

– Efalizumab được sử dụng dưới dạng tiêm, nên chúng ta sẽ được tiêm thuốc vào sâu dưới da chứ không phải tiêm vào cơ. Tuy nhiên, thuốc có thể được dùng để tiêm vào đùi, bụng, mông hoặc cánh tay và các vị trí tiêm có thể thay đổi.

– Nên sử dụng Efalizumab tiêm vào cơ thể mỗi tuần 1 lần.

– Bảo quản lọ thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và để ngoài tầm với của trẻ em, vật nuôi. Các vật dụng như kim tiêm, ống chích hoặc các vật dụng liên quan cần được xử lý đúng cách và không nên sử dụng lại.

– Nếu bạn bỏ lỡ một liều efalizumab thì nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và sắp xếp lịch trình mới.

– Cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi bạn có bất cứ thắc mắc nào về thuốc efalizumab.

#. Liều dùng:

Mọi thông tin được cung cấp dưới đây không có giá trị thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

– Đối với người lớn:

  • Liều dùng đầu tiên 0,7 mg/kg, tiêm dưới da 1 lần.
  • Liều dùng duy trì: 1 mg/kg tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần.
  • Liều đơn tối đa áp dụng 200mg theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hiện tại, chưa có ghi nhận nào về hiệu quả hay sự an toàn của việc sử dụng thuốc efalizumab kéo dài trên 1 năm.

– Đối với trẻ em:

Vẫn chưa có bất cứ thông tin nào nói rõ về liều dùng đối với trẻ em. Hãy đưa trẻ thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa khi có ý định cho trẻ sử dụng thuốc này.

#. Dạng điều chế và hàm lượng:

Thuốc trị vẩy nến Efalizumab được điều chế dưới dạng tiêm với hàm lượng 125mg.

Efalizumab
Efalizumab được điều chế dưới dạng thuốc tiêm dưới da

#. Tác dụng phụ:

Efalizumab có thể để lại một số tác dụng phụ ban đầu như đau đầu, buồn nôn, đau cơ (sau liều đầu tiên), đau lưng, nhức mỏi các khớp, cứng khớp, sưng tấy bàn chân,…

Ngoài ra, Efalizumab còn gây ra một số tác dụng nghiêm trọng hơn ở những lần tiêm thuốc khác nhau. Khi gặp phải những biểu hiện này, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

  • Phát ban toàn thân.
  • Khó thở.
  • Môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, phù nề.
  • Nhiễm trùng, áp xe, sốt, ớn lạnh, cổ họng đau rát, dễ bầm tím hoặc chảy máu, lở loét miệng.
  • Dưới da xuất hiện các nhiễm trùng, đỏ, đau và sưng da.
  • Vàng da, sắc tố da thay đổi, nước tiểu sậm màu, lú lẫn.
  • Ho có đờm màu vàng xanh, ngực đau nhói, thở khò khè.
  • Thị lực giảm, thay đổi tinh thần khi đi bộ hoặc nói chuyện.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, thường xuất hiện các đốm màu tím trên da, có biểu hiện co giật, động kinh.
  • Bàn chân tê, ngứa râm ran, sau đó lan rộng toàn cơ thể, cơ mặt yếu, rối loạn chức năng ruột, bàng quang.

Không phải bất cứ ai cũng gặp phải các tác dụng phụ như đã đề cập trên. Nếu gặp phải một trong những biểu hiện trên thì nên trao đổi điều này với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay.

#. Thận trọng trước khi dùng:

  • Không nên sử dụng efalizumab khi bị mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.
  • Khi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác hoặc người có hệ miễn dịch yếu thì không nên sử dụng efalizumab. Vì nó sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc điều trị bệnh với loại thuốc nào đó thì hãy chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn.
  • Vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định mức độ rủi ro khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và người cho con bú. Nhưng để an toàn, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để làm giảm các nguy cơ.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xếp efalizumab vào nhóm C đối với thai kỳ.

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

#. Tương tác thuốc:

Efalizumab có khả năng tương tác với một số thành phần hoặc gây ra tác dụng phụ khi kết hợp với các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc trị bệnh vảy nến hay chiếu xạ;
  • Thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn (chẳng hạn như thuốc chống ung thư hoặc steroid);
  • Sirolimus (Rapamune), tacrolimus (Prograf);
  • Basiliximab (Simulect), efalizumab (Raptiva), muromonab-CD3 (Orthoclone);
  • Mycophenolate mofetil (Cellcept);
  • Azathioprine (Imuran), leflunomide (Arava), etanercept (Enbrel).

Hãy liệt kê những nhóm thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc không được kê đơn và TPCN, sản phẩm, thảo dược,…

– Bia rượu và thuốc lá có tương tác với thuốc hay không? Điều này cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được giải thích rõ hơn.

– Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến efalizumab? Bạn nên chia sẻ cho bác sĩ biết nếu có tiền sử mắc phải các bệnh sau:

  • Nhiễm trùng khớp cấp hoặc mãn tính.
  • Viêm khớp.
  • Hệ miễn dịch yếu do sử dụng kháng sinh nhiều hoặc các vấn đề bệnh lý.

#. Trường hợp quá liều hoặc khẩn cấp:

Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ hoặc gọi 115 ngay lập tức.

Những thông tin về thuốc điều trị vẩy nến efalizumab trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin về thuốc cần có sự chỉ định cụ thể của người có chuyên môn.

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nếp gấp… là các loại vảy nến thường gặp. Ở...

Vảy nến thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay,...

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu nhất ?

Bệnh vảy nến là tình trạng da bị ửng đỏ, ngứa rát, xuất hiện vảy khô và bong tróc. Vảy...

Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ...)

Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ…)

Hình ảnh bệnh vảy nến ở các dạng sẽ có những đặc điểm nhận diện riêng biệt. Hiện nay, bệnh...

Các loại kem bôi và thuốc bôi thường dùng để điều trị vảy nến

Sử dụng các loại kem bôi và thuốc bôi là một cách điều trị bệnh vảy nến tại chỗ. Các...

Bị vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.