Thuốc bôi da Ecocort và những thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ecocort là thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng trong các trường hợp bị viêm da dị ứng hay nhiễm trùng da do nấm… Phạm vi bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần biết trước khi dùng thuốc bôi da Ecocort.

Thuốc bôi da Ecocort
Thuốc bôi da Ecocort thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về da do nấm gây ra

  • Tên thuốc: Ecocort
  • Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da
  • Phân nhóm: Thuốc trị bệnh da liễu

Tìm hiểu thông tin về thuốc Ecocort

1. Thành phần

Thuốc bôi ngoài da Ecocort có các thành phần hoạt chất sau đây:

  • Triamcilone Acetonide – 0,1%
  • Nitrat ecazole – 1%

2. Công dụng

Thuốc Ecocort thường được chỉ định trong kiểm soát và điều trị một số tình trạng như:

  • Nấm da do Candida
  • Hắc lào
  • Lác đồng tiền
  • Viêm da do quấn tã lót
  • Hăm tã
  • Viêm da dị ứng
  • Nước ăn chân
  • Lang ben
  • Nhiễm khuẩn da sau nấm da hoặc viêm da
Thuốc bôi da Ecocort
Một số dạng viêm da dị ứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng Ecocort

Ecocort hoạt động bằng cách can thiệp vào sự hình thành màng tế bào nấm, từ đó giúp ức chế sự phát triển của bệnh.

3. Chống chỉ định

Thuốc Ecocort chống chỉ định đối với một số trường hợp được liệt kê dưới đây:

  • Những người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bị nhiễm khuẩn da do virus, lao hay giang mai
  • Loét trên da
  • Nhiễm nấm ngoài tai kèm với thủng màng nhĩ
  • Phụ nữ mang thai hay cho bé bú

4. Cách sử dụng

Ecocort là loại thuốc sử dụng tại chỗ với cách dùng tương đối đơn giản:

  • Rửa sạch tay và vùng da bị bệnh rồi lau khô trước khi tiến hành thoa thuốc
  • Lấy lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng lên da
  • Thoa nhẹ nhàng để thuốc được thẩm thấu tốt hơn
  • Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với thuốc
Thuốc bôi da Ecocort
Cần rửa sạch tay cả trước và sau khi tiếp xúc với thuốc Ecocort

Đối với thuốc bôi da Ecocort, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn dùng trực tiếp trên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 – 3 lần trong khoảng từ 2 – 4 tuần. Tùy vào mức độ bệnh mà liều lượng cũng như liệu trình dùng thuốc sẽ được cân nhắc. Cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

5. Bảo quản

Cần bảo quản thuốc Ecocort ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản trong tủ lạnh bởi có thể khiến tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng.

Sau khi kết thúc liệu trình, không còn ý định dùng, bạn nên tham khảo bác sĩ để biết cách xử lý thuốc còn dư. Tuyệt đối không đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có những triệu chứng giống với bạn.

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi da Ecocort

1. Thận trọng

Thuốc Ecocort chỉ được sử dụng ngoài da, tuyệt đối không được sử dụng theo đường uống. Nếu bạn không may nuốt phải thuốc, lúc này sự chăm sóc y tế là hết sức cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng thuốc Ecocort trong mắt, mũi hay miệng.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc lên vết thương hở, vùng da khô hay nứt nẻ, cháy nắng… Một số vấn đề sức khỏe có thể sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của Ecocort. Báo cho bác sĩ khi bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề gì hay đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Mặc dù chưa có báo cáo về tác hại của thuốc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho con mình.

2. Tác dụng phụ

Ecocort có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc. Hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp khi không may gặp phải các triệu chứng như:

  • Kích ứng tại chỗ
  • Nổi mẩn
  • Ngứa rát

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ không được đề cập trên đây. cần liên hệ với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Những thành phần có trong thuốc Ecocort có thể tương tác với thuốc khác khiến tác dụng giảm xuống hay tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ. Nếu tương tác ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề nguy hiểm.

Thuốc bôi da Ecocort
Ecocort có thể tương tác với các thuốc khác gây ra các vấn đề nghiêm trọng

Ecocort có thể tương tác với các loại thuốc như:

  • Thuốc hạ đường huyết dùng đường uống
  • Aspirin
  • Acetazolamid
  • Carbenoxolone
  • Carbamazepin
  • Thuốc kháng acid
  • Barbiturat

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh những triệu chứng nguy hiểm, cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bác sĩ chủ động ngăn ngừa hay quản lý các tương tác thuốc có thể xảy ra.

4. Xử lý trong trường hợp dùng thiếu hay quá liều

Đối với thuốc Ecocort, khi sử dụng thiếu một liều sẽ không nguy hại đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, kết quả điều trị sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, cần hạn chế tình trạng này xảy ra. Bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu quá gần với lần dùng thuốc kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên.

Khi sử dụng Ecocort với một lượng lớn hơn so với khuyến nghị từ bác sĩ, các tác dụng phụ có thể xảy ra. Báo cho bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường xuất hiện để kịp thời xử lý.

Trên đây là một số thông tin về thuốc bôi da Ecocort, bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thuốc, nên hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn.

Tin bài liên quan

Bí kíp chữa viêm da dầu bằng mật ong giúp giảm đi triệu chứng

Từ lâu, mật ong đã được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh nhờ tính chất kháng khuẩn, kháng nấm,...

Bệnh zona thần kinh có tái phát không ? Phải làm sao ?

Bệnh zona thần kinh là một dạng tổn thương da cấp tính, gây ra bởi virus varicella zoster. Sau thời...

Bạn có biết chữa rạn da bằng tỏi đơn giản hơn bạn tưởng

Tỏi không chỉ được sử dụng làm gia vị, thảo dược chữa bệnh mà còn được tận dụng để khắc...

Cách nhận biết dị ứng hình xăm và phương pháp điều trị

Bên cạnh một số rủi ro có thể mắc phải khi đi xăm như: viêm gan, nhiễm vi rút HIV,...

5 dầu gội trị á sừng da đầu tốt nhất hiện nay 2021

Đa phần các trường hợp bị á sừng da đầu đều có hiện tượng nhiễm nấm kèm ngứa ngáy, đau...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đoàn yênĐoàn yên says: Trả lời

    Nhà thuốc có bán online không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.