Thuốc kháng sinh, kháng histamine Dimedrol, công dụng và cách dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dimedrol là thuốc tiêm được sử dụng trong những trường hợp dị ứng, kích ứng. Khi sử dụng Dimedrol cần đúng hướng dẫn và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ.

thuốc kháng dị ứng dimedrol
Dimedrol chứa thành phần chính là Diphenhydramine

  • Tên gốc của thuốc: diphenhydramine.
  • Tên biệt dược: Dimedrol®.
  • Thương hiệu thuốc: dimedrol và Dimedrol®.
  • Phân loại: Dimedrol thuộc nhóm thuốc kháng dị ứng, kháng histamine H1.

I. Thông tin thuốc Dimedrol

Dimedrol là thuốc kháng histamine được chỉ định trong những trường hợp dị ứng, kích ứng.

1. Thành phần thuốc Dimedrol

Dimedrol có thành phần chính là diphenhydramine.

2. Tác dụng của thuốc Dimedrol

Thuốc Dimedrol có một số tác dụng chính bao gồm:

  • Sử dụng để cải thiện các triệu chứng dị ứng, viêm da dị ứng, giảm các phản ứng dị ứng mắt, mũi do histamine.
  • Sử dụng như một loại thuốc an thần nhẹ về đêm.
  • Cải thiện tình trạng ho do viêm da dị ứng.
  • Sử dụng để chống say tàu xe, giảm tình trạng buồn nôn.
  • Cải thiện tình trạng phản ứng rối loạn trương lực do phenothiazin.

3. Dược lực, cơ chế hoạt động

Thành phần Diphenhydramine trong thuốc có tác dụng kháng histamine loại ethanolamin, giúp an thần và kháng cholinergic. Khi đi vào cơ thể Diphenhydramine có tác dụng thông qua ức chế cạnh tranh đối với thụ thể histamine H1. Tùy theo mức độ khác biệt giữa từng người bệnh, kiểu tác dụng nào chiếm ưu thế mà dược lực của Diphenhydramine có thể khác nhau.

4. Liều dùng thuốc Dimedrol

Thông tin về liều dùng không có giá trị thay thế cho lời khuyên và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Liều thông thường:

  • Dùng 10 – 50 mg Dimedrol tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều dùng tối đa là 400 mg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng cho trẻ nhỏ:

  • Liều thông thường cho trẻ nhỏ là 5 mg / kg cân nặng / 24 giờ hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Sử dụng liều tối đa 300 mg trong vòng 24 giờ.

Lưu ý: không tự tiêm Dimedrol tại nhà, cần thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

5. Bảo quản Dimedrol

  • Dimedrol cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, giữ trong nhiệt độ phòng.
  • Không bảo quản lạnh, nơi ẩm ướt.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Không bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, ống dẫn nước. Sau khi sử dụng bỏ thuốc đúng nơi quy định để được xử lý đúng cách.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

1. Khuyến cáo khi dùng

Dimedrol là thuốc cần sử dụng theo toa, cần trao đổi với bác sĩ điều trị, đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý trước khi tiến hành sử dụng thuốc. Luôn theo dõi các phản ứng của thuốc sau khi sử dụng để có biện pháp can thiệp phù hợp.

2. Tác dụng phụ của Dimedrol

Dimedrol có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng, bao gồm:

  • Gây ra cảm giác buồn ngủ sau khi sử dụng.
  • Có tỉ lệ gây ra tình trạng táo bón.
  • Một số tác dụng phụ liên quan đến thần kinh như gây đau đầu, hoa mắt.
  • Đánh trống ngực sau khi sử dụng.

Ngoài ra, Dimedrol cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trước khi sử dụng.

3. Tương tác khi sử dụng Dimedrol

Tương tác với thuốc:

  • Dimedrol tương tác với một số loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế monoamin oxydase, kháng cholinergic, thuốc kháng histamine.
  • Trước khi sử dụng Dimedrol, cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa và thuốc không kê toa, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng.

Tương tác với thực phẩm:

  • Dimedrol tương tác với thức uống có cồn, các chất kích thích.
  • Không sử dụng Dimedrol cùng với các loại rượu, bia, thuốc lá.

4. Thận trọng, chống chỉ định khi dùng Dimedrol

Thận trọng khi dùng Dimedrol trong những trường hợp:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người cao tuổi (trên 60 tuổi).

Hiện tại chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của Dimedrol trong thời gian mang thai và do con bú. Những trường hợp này cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nhóm thuốc Dimedrol vào nhóm thuốc B đối với thai kỳ, trong đó: A (nhóm không có nguy cơ với thai kỳ), B (nhóm không có nguy cơ trong một số nghiên cứu), C (nhóm có thể có nguy cơ), D (nhóm có bằng chứng về nguy cơ), X (nhóm chống chỉ định), N (nhóm chưa có thông tin).

Chống chỉ định khi dùng Dimedrol đối với một số trường hợp:

  • Bệnh nhân có các vấn đề về rối loạn niệu đạo, bệnh tiền liệt tuyến, người bị glaucom góc đóng.
  • Không dùng Dimedrol cho trẻ em dưới 2 tuổi.

5. Xử trí khi quên liều, quá liều

Dimedrol là thuốc được tiêm và theo dõi bởi nhân viên y tế, bác sĩ chuyên khoa, hiếm gặp tình trạng quên liều, quá liều. Trường hợp tự ý tiêm, dùng quá liều cần đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi, hướng dẫn và có các biện pháp xử trí phù hợp.

6. Ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng, nhất là các dấu hiệu dị ứng, khó chịu, những tác dụng phụ của thuốc thì cần ngưng sử dụng. Đến ngay cơ sở y tế, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các dấu hiệu kể trên để có hướng xử trí phù hợp.

Xem thêm

Bị vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

Ngứa da đầu và rụng tóc làm sao hết? Bác sĩ chia sẻ

Ngứa da đầu là một tình trạng phổ biến, bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong một số trường...

Nổi Mẩn Ngứa Để Lại Vết Thâm – Bí Kíp Xử Lý Hiệu Quả Triệt Để

Các nốt mẩn ngứa sau khi biến mất có thể để lại những vết thâm trên bề mặt da. Mặc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.