Thuốc Debridat: Công dụng và cách dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Debridat là loại thuốc kê đơn thường được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý về rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Bạn cần nắm một số thông tin về thuốc để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Debridat
Thuốc Debridat thường dùng trong điều trị rối loạn nhu động ruột hay đường tiêu hóa

  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, dung dịch

Thuốc Debridat và những thông tin cần biết

1. Thành phần

Trong 1 viên thuốc Debridat có chứa: Trimebutine maleate – 100mg.

2. Tác dụng của thuốc Debridat

Thuốc Debridat có tác dụng hỗ trợ làm điều hòa nhu động ruột. Các thành phần có trong thuốc sẽ kích thích làm cho nhu động ruột hoạt động mạnh hơn khi sự co thắt của ruột kém đi. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ức chế và giảm nhu động ruột trong trường hợp sự co thắt của ruột quá mạnh.

Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Chức năng của ống mật và đường tiêu hóa bị rối loạn
  • Rối loạn dạ dày – ruột
  • Giảm tắc ruột hậu phẫu
  • Hội chứng kích thích ruột
  • Tắc liệt ruột
  • Táo bón hay tiêu chảy ở trẻ em
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Khó chịu đường ruột
  • Rối loạn nhu động ruột

3. Chống chỉ định

Debridat chống chỉ định với những người quá mẫn cảm hay có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

Mặc dù chưa có báo cáo về tác động xấu của loại thuốc này đối với phụ nữ mang thai hay cho bé bú nhưng tốt nhất bạn nên cẩn trọng. Báo với bác sĩ nếu bạn thuộc vào nhóm đối tượng nhạy cảm này.

Thuốc Debridat
Cần thận trọng khi dùng thuốc Debridat cho phụ nữ mang thai

4. Liều lượng và cách sử dụng

Bạn có thể dùng thuốc Debridat dạng viên nén trực tiếp với 1 ly đầy nước lọc vào trước bữa ăn. Khi dùng cho trẻ, có thể hòa vào nước hay sữa. Tuy nhiên bạn nên lắc đều trước khi cho trẻ uống.

Đối với dạng dung dịch, bạn nên lắc đều trước khi dùng. Cần có thiết bị đo y tế để lấy đúng lượng thuốc cần sử dụng, tránh việc dùng thiếu hay thừa liều.

Liều lượng:

  • Đối với người lớn: 300 – 600mg/3 lần/1 ngày.
  • Đối với trẻ con: Nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.

Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng và liệu trình dùng thuốc. Bạn cần tuân thủ liệu trình để đảm bảo kết quả điều trị.

5. Bảo quản thuốc

Đối với thuốc Debridat, nhà sản xuất khuyến khích bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 25 độ. Tránh khu vực có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.

Cần bảo quản đúng cách để thuốc không bị biến chất, giữ được tác dụng điều trị. Tuyệt đối không dùng thuốc hết hạn hay bị biến chất do bảo quản sai.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Debridat

1. Khuyến cáo

Thuốc Debridat có thể ảnh hưởng đến sự ổn định đường huyết nên hãy cẩn trọng khi dùng thuốc nếu bạn đang bị tiểu đường. Cần báo với bác sĩ về các loại thuốc kiểm soát đường huyết bạn đang sử dụng trước khi dùng thuốc Debridat.

Ngoài ra, rượu bia cũng sẽ khiến tác dụng của thuốc Debridat. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc bạn có thể phải sử dụng rượu bia và chất kích thích.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Debridat, bạn có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ, bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Nhức đầu
Thuốc Debridat
Nhức đầu, chóng mặt là các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Debridat

Nội dung trên đây chưa bao quát hết tất cả những tác dụng phụ mà thuốc Debridat có thể gây ra. Trong quá trình sử dụng Debridat nếu có biểu hiện nào bất thường, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc xảy ra sẽ khiến cho tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp còn khiến người bệnh gặp phải những tác dụng không mong muốn. Thuốc Debridat thường dễ xảy ra tương tác với Tubocurarine.

Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể tương tác với Debridat. Cần báo cho bác sĩ nếu bạn đang trong quá trình sử dụng bất cứ thuốc nào kể cả vitamin hay thuốc thảo dược. Bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh để tránh tình trạng tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe người bệnh.

https://thuocdantoc.vn/benh/bai-thuoc-chua-dau-da-day-duoc-nsnd-tran-nhuong-tin-tuong

4. Xử lý khi quá hay thiếu liều

Nếu quên uống 1 liều thuốc thì bạn nên bổ sung ngay khi mình nhớ ra. Nếu thấy quá gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua liều đã quên. Tránh tình trạng quên uống thuốc bởi dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm giảm tác dụng điều trị.

Trong trường hợp dùng quá liều, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn khiến sức khỏe bị đe dọa. Nên báo ngay cho bác sĩ nếu không may bạn sử dụng quá liều Debridat.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin mang tính tham khảo về thuốc Debridat. Việc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ là hết sức để bảo vệ sức khỏe của bạn trong suốt quá trình sử dụng thuốc này.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Tin xem thêm

đau dạ dày uống sữa đậu nành được không

Người đau dạ dày có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe, thường xuất hiện trong chế độ ăn uống...

Tổng hợp các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được đánh giá cao

Những loại thuốc trị bệnh trĩ có thể làm dịu cơn đau và cải thiện các triệu chứng khác nhau....

Bệnh đại tràng và những con số báo động

Vì Sao Chúng Ta Thờ Ơ Trước Những Triệu Chứng Của Bệnh Đại Tràng?

Ung thư trực tràng xếp thứ 5 trong số bệnh ung thư ở Việt Nam. Mỗi năm ghi nhận gần...

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng...

Bệnh nhân Lê Hưng Quốc

Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng

Bệnh dạ dày đều là những căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát và gây ra nhiều đau đớn. Thậm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.