Thuốc Crotamiton: Công dụng, cách sử dụng và khuyến cáo

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Crotamiton là thuốc sử dụng tại chỗ được dùng phổ biến để điều trị ngứa da và chống ghẻ. Dưới đây là những thông tin chi tiết về công dụng, cách sử dụng, tác dụng phụ của Crotamiton. 

Crotamiton
Crotamiton là một loại thuốc bôi ngoài da
  • Tên thương hiệu: Crotamiton
  • Tên biệt dược: Crotamiton 10%-10g, Eurax 10%
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus

I. Thông tin về Crotamiton

1. Thành phần

Thành phần chính của Crotamiton bao gồm: 10% (w) magiê nhôm silicat, carbomer-934, natri hydroxit, diazolid502urea, methylchloroisothiazolinone, methylisothiazolinone và magiê nitrat, glyceryl stearate.

2. Công dụng

Crotamiton thuộc hai nhóm thuốc: thuốc trị ghẻ và thuốc trị ngứa. Đầu tiên, Crotamiton giúp giết chết ve gây nên bệnh ghẻ, một bệnh nhiễm trùng da do ve chui vào da. Những kích thích từ ve dẫn đến triệu chứng ngứa dữ dội và mụn hoặc mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng (mủ). Thuốc này cũng giúp giảm ngứa liên quan đến bệnh ghẻ và những tình trạng da khác.

3. Cách sử dụng

+ Đối với bệnh ghẻ:

  • Áp dụng số lượng thuốc đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt da từ cằm xuống và massage thật kỹ. Đặc biệt là những vùng da có nếp gấp, nếp nhăn, bàn tay, bàn chân, giữa ngón tay, ngón chân và các khu vực ẩm ướt như nách, háng.
  • Không được rửa sạch lớp thuốc đầu tiên.
  • Lớp thuốc thứ hai được áp dụng sau 24 giờ thực hiện lớp thứ nhất.
  • Mặc quần áo mới giặt, khô ráo và thay toàn bộ khăn trải giường vào sáng hôm sau.
  • Sau 48 giờ thực hiện lớp thuốc thứ 2, bạn hãy tắm rửa thật sạch sẽ để loại bỏ thuốc.
  • Những thành viên trong gia đình có thể cũng cần được điều trị vì nhiễm trùng sẽ lây lan sang những người tiếp xúc gần gũi.

+ Đối với người bị ngứa:

  • Xoa nhẹ một lớp kem mỏng lên vùng da bị ngứa.
  • Massage nhẹ nhàng các khu vực cho đến khi thuốc được hấp thụ hoàn toàn.
  • Lặp lại khi cần thiết hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường là 2 đến 3 lần mỗi ngày.

4. Liều dùng

Liều dùng Crotamiton sẽ khác nhau tùy thuộc vào bệnh nhân khác nhau, hãy thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn thuốc. Lượng thuốc mà bạn dùng còn phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc. Ngoài ra, số lượng liều mà bạn dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và thời gian bạn dùng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

sử dụng Crotamiton
Sử dụng Crotamiton đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ

Dưới đây là liều dùng tham khảo:

+ Đối với bệnh ghẻ:

  • Người lớn sử dụng Crotamiton hai lần. Một lần vào ngày đầu tiên và một lần vào ngày ngày thứ hai. Với trường hợp nặng, điều trị có thể được lặp lại một lần sau một tuần.
  • Trẻ em dùng Crotamiton cần phải được xác định bởi bác sĩ chuyên môn.

+ Đối với bệnh ngứa:

  • Người lớn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em sử dụng Crotamiton theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Chống chỉ định

Trước khi sử dụng Crotamiton, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu thuộc một trong số những trường hợp sau:

  • Nếu như bạn có bất cứ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này, bất cứ loại thuốc nào khác hay dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản,…
  • Sử dụng Crotamiton cho trẻ em cần được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thuốc Crotamiton chưa được nghiên cứu cụ thể cho người lớn tuổi. Do đó, không biết chúng có hoạt động tốt cho người lớn tuổi như cách chúng hoạt động của người trẻ tuổi hay gây ra tác dụng phụ, vấn đề nào khác hay không.
  • Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng Crotamiton.
  • Không có nghiên cứu liệu thuốc này có vào đi vào sữa mẹ hay không nên phụ nữ cho con bú chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định bác sĩ.
  • Những người bị viêm da nặng, có những vùng da thô ráp không nên sử dụng Crotamiton vì có thể làm tình trạng thêm tồi tệ.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, tránh xa nhiệt độ cao, độ ẩm và ánh sáng trực tiếp. Không giữ thuốc này trong tủ lạnh và tránh xa tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Kem Sorion: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ & thận trọng

II. Những lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Crotamiton không được áp dụng cho vùng trong mắt hoặc miệng vì nó có thể gây kích ứng. Đồng thời không áp dụng cho vùng da bị viêm nặng, bề mặt thô ráp cho đến khi tình trạng giảm bớt.
  • Nếu bạn tắm trước khi sử dụng thì hãy làm khô da trước khi áp dụng Crotamiton.
  • Nếu tình trạng không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn sau khi dùng Crotamiton thì hãy kiểm tra với bác sĩ.
  • Để ngăn ngừa tái nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh cho người khác, người bệnh cần có thói quen giặt tất cả đồ dùng như quần áo, khăn trải giường, khăn,…nên được giặt sạch sẽ bằng nước nóng và phơi khô.
  • Thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc thực phẩm nên cần lưu ý khi sử dụng. Thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc, thảo dược mà bạn đang sử dụng. Thảo luận với chuyên gia về việc có thể sử dụng rượu hay thuốc lá khi điều trị với Crotamiton.

2. Tác dụng phụ

Cùng với tác dụng cần thiết, Crotamiton có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Phản ứng dị ứng với thuốc này thường thấy là tình trạng da xấu đi như ngứa, đỏ da. Các phản ứng nghiêm trọng thường hiếm gặp tuy nhiên vẫn có thể xảy ra như phát ban, ngứa, sưng ở mặt/lưỡi/cổ họng, chóng mặt, khó thở.

Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này có thể xảy ra nhưng nếu chúng xảy ra thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

3. Tương tác thuốc

Tác dụng của Crotamiton có thể thay đổi nếu bạn dùng các loại thuốc hoặc sản phẩm thảo dược khác cùng lúc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có thể khiến thuốc hoạt động không chính xác. Vì vậy, hãy nói với bác sĩ của bạn về tất cả các sản phẩm bạn đang sử dụng như thuốc kê toa, thuốc không kê toa, sản phẩm thảo dược trước khi bắt đầu điều trị với sản phẩm này.

Trên đây là những thông tin về Crotamiton, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ nên biết để xử lý kịp thời

Nếu trẻ bị hắt hơi, ho nhiều, thường xuyên phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn sau khi...

Viêm da dị ứng ở người lớn: bệnh hay gặp không thể xem thường

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ở người lớn,...

Các loại bệnh mề đay

Những lưu ý khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ. Việc chữa mề đay nếu muốn...

Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên trong điều trị, chăm sóc y tế cho trẻ cần có những...

Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi

Mặc dù sốt phát ban và bệnh sởi có các các triệu chứng bệnh tương tự nhau, nhưng bản chất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *