Thuốc Ceftume: Liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Ceftume được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết, chữa bệnh lậu, dự phòng trong phẫu thuật… Vì thuốc ở dạng bột tiêm nên việc sử dụng cần phải được tiến hành cẩn thận, tránh gặp phải những vấn đề xấu. 

Thuốc Ceftume và những thông tin cần biết
Thuốc Ceftume và những thông tin cần biết

  • Tên hoạt chất: Cefuroxime
  • Tên biệt dược: Zanimex 125mg, Gửi thông tin thuốc
    Pms-Zanimex, Vaironat 250…
  • Dạng thuốc: Thuốc bột tiêm
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus.

I/ Các thông tin quan trọng về thuốc Ceftume

Để bảo đảm an toàn trong quá trình điều trị bằng Ceftume, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Thành phần

Cefuroxime sodium hàm lượng 750mg.

2. Chỉ định

Thuốc Ceftume được chỉ định để điều trị:

  • Bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản…, tai – mũi – họng, da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, sản phụ khoa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

3. Chống chỉ định

Các trường hợp quá mẫn với penicillin và cephalosporin.

4. Liều dùng

Ceftume là thuốc dạng bột tiêm, được sử dụng bằng cách tiêm IM, IV hoặc truyền IV. Tùy vào độ tuổi và mục đích điều trị mà liều lượng dùng thuốc cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Với người trưởng thành: Tiêm 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 750mg. Trường hợp mắc bệnh nặng, liều lượng dùng thuốc là tiêm 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần tiêm 1,5g.

  • Điều trị bệnh lậu: Dùng một liều duy nhất với liều lượng 1,5g tiêm IM.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Mỗi ngày tiêm 3 lần, mỗi lần 1,5g.
  • Dùng để dự phòng trong phẫu thuật: Trước ca mổ khoảng 30 – 60 phút, tiêm 750mg. Sau ca mổ, tiêm 8 tiếng 1 lần, mỗi lần 750mg. Tiếp tục tiêm thuốc trong vòng 24 – 48 giờ tiếp theo.

+ Với trẻ em trên 3 tháng tuổi: Dùng thuốc với liều lượng 50 – 100mg/kg/ngày. Chia lượng thuốc trên thành 3- 4 lần tiêm.

+ Với các trường hợp bị suy thận: Cần giảm liều dùng.

5. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Không để nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Để Ceftume xa tầm với của trẻ nhỏ.

Tham khảo thêm: Thuốc xịt mũi Xisat điều trị bệnh gì?

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftume

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Ceftume, bệnh nhân cần chú ý một số thông tin quan trọng sau đây:

1. Tác dụng phụ

Thuốc Ceftume có thể khiến bệnh nhân mắc phải các tác dụng phụ như:

  • Sốt
  • Phát ban

2. Tương tác thuốc

Dùng đồng thời nhiều loại thuốc với nhau có thể làm thay đổi hoạt tính của chúng, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm an toàn. bệnh nhân cần thông báo với các bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng. Đặc biệt là các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc gây độc cho thận.
  • Probenecid.
  • Không trộn chung ống tiêm với aminoglycosid.

3. Thận trọng

Cần chú ý đề phòng khi dùng thuốc Ceftume cho các trường hợp sau đây:

  • Những người bị suy thận
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Các trường hợp bị bệnh đường tiêu hóa, viêm đại tràng.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, bệnh nhân thường chỉ bị buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể gặp phải các phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ, bị co giật. Đặc biệt là ở những người bị suy thận.

Nếu cơ thể gặp phải những biểu hiện trên, ngưng dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân bị co giật mạnh, liệu pháp chống co giật có thể sẽ được chỉ định. Phương pháp thẩm tách máu sẽ giúp loại bỏ lượng thuốc ra khỏi máu, tuy nhiên nó dường như chỉ có tác dụng hỗ trợ hoặc điều trị triệu chứng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Ceftume. Để được cung cấp chính xác hơn những thông tin về cách dùng, liều lượng, giá thuốc Ceftume, vui lòng liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bao lâu thì bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm cho người khác?

Cảm lạnh là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tính lây nhiễm. Vì vậy, việc biết chính xác...

7 Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam tốt nhất

Chữa viêm mũi dị ứng thuốc nam là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp...

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây kinh giới giúp giảm đi triệu chứng hiệu quả [TỔNG HỢP] từ chuyên gia

Chữa viêm xoang bằng cây kinh giới là một trong những phương pháp trị bệnh tự nhiên phổ biến hiện...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *